Thứ Sáu, Tháng Hai 26, 2021
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Chống hàng giả Việt Nam
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
Chống hàng giả Việt Nam
No Result
View All Result

Bát nháo thực phẩm chức năng

Định Khang đăng bởi Định Khang
29/10/2017
trong Bảo vệ Người tiêu dùng
0 0
Share on FacebookShare on Twitter

Hiện nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) để tăng cường sức khỏe, làm đẹp… rất lớn nên thị trường này đã phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, việc lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ TPCN giả nhãn hiệu nước ngoài, kém chất lượng trong thời gian gần đây cho thấy sự thiếu kiểm soát ở thị trường này.

Liên tục phát hiện vi phạm

Ngày 18/10, Đội Quản lý thị trường số 6 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) khi kiểm tra tại kho của một DN có địa chỉ tại quận Hà Đông đã phát hiện, tạm giữ 40.000 sản phẩm thuộc 10 dòng TPCN, mỹ phẩm mang tính chất TPCN nhãn hiệu Korea, New Zealand. Tại thời điểm kiểm tra, DN không xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, công bố chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận ATTP, không có tem, nhãn phụ theo quy định.

thực phẩm chức năng, quản lý thị trường

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên lực lượng chức năng phát hiện các cơ sở, DN sản xuất, kinh doanh TPCN không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (BCĐ 389 T.Ư), thời gian qua, Cục ATTP (Bộ Y tế) đã phát hiện nhiều DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN giả, kém chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

Cụ thể, qua kiểm tra Công ty CP Dược phẩm quốc tế USA (Định Công, Hoàng Mai) đã phát hiện DN này sản xuất 3 lô hàng TPCN chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. Công ty CP Đầu tư phát triển Pháp Âu (Thụy Khuê, Tây Hồ) kinh doanh TPCN giả nhãn hiệu Trinh nữ hoàng cung Pháp Âu. Công ty CP Dược và thiết bị y tế Hà Tây (Phú Lãm, Hà Đông) sản xuất lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phyperus DHA chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng…

Siết chặt quản lý

Theo Hiệp hội TPCN Việt Nam, thị trường TPCN đang phát triển nở rộ với hơn 3.600 DN sản xuất, kinh doanh, gần 7.000 sản phẩm nhưng khó kiểm soát chất lượng, thậm chí, nhiều DN sản xuất TPCN giả. PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết, các vụ phát hiện và thu giữ TPCN giả nhãn hiệu cho thấy, đối tượng làm giả rất tinh vi, chấp nhận đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn giả nên rất khó phân biệt với hàng chính hãng.

Chỉ tính riêng tháng 9/2017, lực lượng chức năng đã phát hiện 33 cơ sở kinh doanh, sản xuất TPCN kém chất lượng với số tiền phạt gần 1,3 tỷ đồng.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Nguyễn Công San cho biết, để qua mắt lực lượng chức năng, thông thường đối tượng sản xuất hàng giả thường lập DN có chức năng kinh doanh, sản xuất TPCN, sau đó thuê gia công sản phẩm bán thành phẩm không dán tem, nhãn mác. Khi thị trường có nhu cầu tiêu thụ về loại sản phẩm mang thương hiệu nào, lúc đó đối tượng lập tức cho dán nhãn mác giả.

Đặc biệt, hầu hết nguyên liệu sản xuất TPCN giả nhãn mác đều không rõ nguồn gốc hoặc hàng Trung Quốc giá rẻ, nhưng được “phù phép” thành sản phẩm của Mỹ, Nhật Bản, Australia.

Nguyên nhân khiến trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm TPCN nhái nhãn mác, không đảm bảo chất lượng là do hệ thống quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng này còn lỏng lẻo. Từ năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật ATTP, trong đó có đề cập đến quản lý TPCN. Thế nhưng đến nay, chưa có Nghị định về quản lý TPCN được xây dựng. Hiện nay mới chỉ có Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý TPCN, dẫn đến việc giám sát các hoạt động sản xuất, quản lý chưa chặt chẽ, thị trường TPCN bị cơ quan quản lý thả nổi.

Chính vì vậy, Hiệp hội TPCN Việt Nam kiến nghị, cần thiết ban hành nghị định để quản lý TPCN trong đó quy định cụ thể về điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn. Đồng thời để Nghị định phát huy được hiệu quả, cần phải đưa những chế tài xử phạt nặng, thậm chí là xử lý hình sự cho các hành vi sai trái trong việc sản xuất, kinh doanh TPCN như sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.

Minh Ngọc/Theo Tiêu dùng 24h



Chủ đề: Công ty CP Dược phẩm quốc tế USAHiệp hội Thực phẩm chức năng Việt NamQuản lý thị trường Hà NộiQuản lý thực phẩm chức năngThực phẩm chức năngThực phẩm chức năng giảVi phạm về thực phẩm chức năng
ShareTweet

Bài liên quan

Bộ Y tế thu hồi kem thoa mặt IQ trên toàn quốc

Bộ Y tế thu hồi kem thoa mặt IQ trên toàn quốc

18/01/2021

Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô mỹ phẩm...

TMV Sài Gòn Venus hoạt động trái phép: Thuê phòng mổ hay thuê pháp lý của Bệnh viện Vạn Hạnh?

TMV Sài Gòn Venus hoạt động trái phép: Thuê phòng mổ hay thuê pháp lý của Bệnh viện Vạn Hạnh?

07/01/2021

Vai trò của bác sĩ Nguyễn Tiến Huy là gì? Như Tieudung.vn đã thông tin trước đó, dù không có...

Viên sủi Diabet bị Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khuyến cáo.

Cẩn thận với những quảng cáo về khám, chữa bệnh và bán thuốc trên Youtube

04/01/2021

Các video quảng cáo điều trị, khám chữa bệnh và bán thuốc không đúng quy định tràn lan trên youtube...

Hà Nội: Thu giữ hơn 10 tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc chuẩn bị đưa ra thị trường

Hà Nội: Thu giữ hơn 10 tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc chuẩn bị đưa ra thị trường

28/12/2020

Sáng ngày 26/12, tại Bãi Cảng Hà Nội ở địa chỉ số 938 đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng,...

Sản phẩm phở ăn liền Peacock của Acecook Việt Nam bị thu hồi ở Hàn Quốc

Acecook Việt Nam phản hồi vụ phở ăn liền Peacock chứa chất gây ung thư

26/12/2020

Khẳng định thông tin sản phẩm phở ăn liền Peacock được phát hiện chứa chất gây ung thư là có...

Tiềm ẩn nguy hiểm khi mua sản phẩm giảm cân, tăng cường sinh lý trên mạng

23/12/2020

Theo đó, gần 50 sản phẩm tăng cường sinh lý ở nam giới và giảm cân được phát hiện có chứa các...

Tải thêm

Mới nhất

Nghệ An: Thu giữ hơn 12 tấn mỡ lợn bẩn trên đường đi tiêu thụ

Lưu ý về cách ghi xuất xứ trên tờ khai hàng xuất khẩu

Tạm giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả thuốc bảo vệ thực vật

Đồng Nai: Phát hiện kho hàng chứa hàng nghìn sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất ‘rượu trâu’ giả tại quận Hà Đông

Đà Nẵng tạm giữ 350 gói hạt dưa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thiên Hương và hình”

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Hotline: 0932.19.69.59 – 091 994 8389

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
co file