Thứ Sáu, Tháng Một 22, 2021
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Chống hàng giả Việt Nam
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
Chống hàng giả Việt Nam
No Result
View All Result

Truy xuất nguồn gốc – ‘lối thoát’ cho nông sản Việt

Quỳnh Phương đăng bởi Quỳnh Phương
09/10/2019
trong Chống hàng giả, Giải pháp chống hàng giả, Tiêu điểm
0 0
Share on FacebookShare on Twitter

Truy xuất nguồn gốc là câu trả lời thích hợp nhất trong bối cảnh nông sản Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức.

Theo Báo cáo từ Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước đã có 1.478 mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với 1.462 sản phẩm, chủ yếu là các loại rau củ quả, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, thịt gà, thịt lợn, cá tra… Việt Nam đã và đang xây dựng các chuỗi liên kết 3 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là: cá tra, lâm sản và lúa gạo.

Đặc biệt, nông nghiệp đang thu hút ngày một nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia. Hiện, tổng số doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản là 9.235 doanh nghiệp (vốn bình quân là 17,8 tỷ đồng). Trong đó, có 1.082 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi (chiếm gần 12% tổng số doanh nghiệp). Đầu tư vào phát triển và liên kết chuỗi nông nghiệp có sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Nafoods, Vinamilk, TH, Dabaco, Masan, Lavifood…

Nhà máy chế biến rau củ quả Tanifood.

Đánh giá về tình hình phát triển nông nghiệp hiện nay, TS. Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nông sản Việt Nam đang xuất khẩu sang 185 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới. Việt Nam đã tham gia và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, qua đó tạo thêm nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản. Các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đều có lợi thế, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu nhờ ưu đãi thuế quan từ các nhóm nước như: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand…

Tuy vậy, bên cạnh những lợi thế và thuận lợi đang có, ngành nông sản Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đó là hoạt động sơ chế, chế biến, kênh tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống nên chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, thiếu nhãn mác để nhận diện sản phẩm.

Ngoài ra, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có sức cạnh tranh kém, chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị gia tăng không nhiều và thường có giá trị xuất khẩu không cao; chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp và an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát triệt để, giá cả bấp bênh, sản xuất kém hiệu quả, thiếu ổn định bền vững.

Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất – phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người sản xuất chưa bảo đảm các tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận và chất lượng nên khó đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối. Việc kết nối các khâu của chuỗi, giữa cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh còn lỏng lẻo, chưa ký kết được những hợp đồng ổn định lâu dài, hay có kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT cho rằng, sự liên kết giữa các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Chính doanh nghiệp là lực lượng thâm nhập thương trường quốc tế, hiểu được quy định quốc tế, từ đó quay trở lại hướng dẫn người dân sản xuất, chế biến, đóng gói và giúp bao tiêu sản phẩm.

Theo Thứ trưởng Tuấn, cần đẩy mạnh và đa dạng hơn nữa sự liên kết, hợp tác, đặc biệt là cần hướng tới sản xuất nông sản an toàn, truy xuất nguồn gốc và có giá trị gia tăng cao hơn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Trung, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, để có thể hội nhập và đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới thì tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là “lối thoát” duy nhất cho nông sản Việt.

Ông Trung đưa ra một số khuyến nghị để làm tăng giá trị của nông sản Việt như: cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, làm thay đổi thói quen của các hợp tác xã, tổ hợp tác, người sản xuất trong việc sản xuất phải gắn với nhu cầu của thị trường; sản xuất các sản phẩm an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường để ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững.

Hỗ trợ nông dân kiến thức về sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định (Vietgap, Globalgap, Organic… nhằm sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đồng thời, để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào công nghệ, từ khâu sản xuất đến chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo toàn bộ quy trình được kiểm soát đúng quy chuẩn…

Theo VietQ



Share20Tweet

Bài liên quan

Đồng Nai: Phát hiện kho hàng chứa hàng nghìn sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Đồng Nai: Phát hiện kho hàng chứa hàng nghìn sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

21/01/2021

Lực lượng chức năng TP. Biên Hòa (Đồng Nai) vừa phát hiện, thu giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa...

Đà Nẵng tạm giữ 350 gói hạt dưa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu "Thiên Hương và hình"

Đà Nẵng tạm giữ 350 gói hạt dưa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thiên Hương và hình”

19/01/2021

Kiểm tra đột xuất đối với một Cửa hàng kinh doanh trên địa bàn quận Liên Chiểu, tạm giữ 336...

Cẩn thận với rượu giả, thực phẩm hết hạn ngày cận Tết

18/01/2021

Lợi dụng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao vào thời điểm giáp tết, thực phẩm lậu, hàng...

truy tố tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với giám đốc và Công ty bia Sài Gòn Việt Nam

Đề nghị truy tố tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với giám đốc và Công ty bia Sài Gòn Việt Nam

18/01/2021

Ông Lê Đình Trung cùng pháp nhân của công ty CP tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam bị đề...

Bộ Y tế thu hồi kem thoa mặt IQ trên toàn quốc

Bộ Y tế thu hồi kem thoa mặt IQ trên toàn quốc

18/01/2021

Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô mỹ phẩm...

Bắt quả tang xưởng sản xuất mũ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Bắt quả tang xưởng sản xuất mũ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

16/01/2021

Hàng ngàn chiếc mũ thành phẩm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị phát hiện tại Công ty TNHH thêu...

Tải thêm

Mới nhất

Đồng Nai: Phát hiện kho hàng chứa hàng nghìn sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất ‘rượu trâu’ giả tại quận Hà Đông

Đà Nẵng tạm giữ 350 gói hạt dưa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thiên Hương và hình”

Cẩn thận với rượu giả, thực phẩm hết hạn ngày cận Tết

Đề nghị truy tố tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với giám đốc và Công ty bia Sài Gòn Việt Nam

Bộ Y tế thu hồi kem thoa mặt IQ trên toàn quốc

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Hotline: 0932.19.69.59 – 091 994 8389

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In