Hồ Chí Minh,
Tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2020-2022. Theo đó, năm 2022 Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá lên tới 431 tỷ USD tăng 11,1% so với năm 2021.
Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Vũ Thị Ngân - Phó Chánh Văn phòng, phụ trách Pháp chế - Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) khẳng định, trong bối cảnh thị trường đồ uống cạnh tranh gay gắt, Tổng công ty đã luôn chủ động xây dựng vị thế, thương hiệu, triển khai đồng loạt các giải pháp mạnh để phát triển và bảo vệ thương hiệu Bia Hà Nội.
Hiện Việt Nam mới chỉ có 104 chỉ dẫn địa lý, một con số rất nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất nông sản của cả quốc gia. Các logo về chỉ dẫn địa lý bằng hình ảnh thiết kế chưa tạo được ấn tượng. Điều đó cho thấy đầu tư cho hình ảnh nông sản Việt chưa kỹ càng.
Ngày 31/7/2018, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ cùng với Cục Sở hữu trí tuệ và Hội nông dân TP. Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển nông sản Cần Thơ", nhằm tìm ra giải pháp xây dựng thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản TP. Cần Thơ, hướng đến xuất khẩu đến các thị trường quốc tế.
Gần đây, nhiều mặt hàng có thương hiệu của Quảng Ngãi bị làm giả bởi sản phẩm cùng loại từ các địa phương khác. Tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Việc kiểm tra, xử lý đã và đang được triển khai, nhưng còn thiếu chặt chẽ.
Thực trạng hàng "made in China" gắn mác Việt ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xuất hiện ở mọi nơi, từ mặt hàng thông thường đến cao cấp.
Thương hiệu được coi là tài sản vô giá của DN, thậm chí còn lớn hơn tài sản vật chất. Tuy nhiên, những hạn chế trong định giá thương hiệu ở Việt Nam hiện đang khiến cả DN lẫn Nhà nước thua thiệt, đặc biệt là trong các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) và trong quá trình cổ phần hóa DN nhà nước.