Hồ Chí Minh,

Doanh nghiệp mù mờ thông tin mới

Quỳnh Phương  10/10/2019 14:51

Chậm nắm bắt hoặc khó tiếp cận thông tin mới, chính sách mới và không có nhiều kiến thức, thông tin về hội nhập khiến cho hoạt động của doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế lẫn nội địa gặp nhiều khó khăn hơn.

Một cuộc khảo sát gần đây từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy số doanh nghiệp (DN) không biết hoặc không biết gì sâu về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chiếm tới 74% đối với DN siêu nhỏ, và lần lượt là 72%, 65% và 50% đối với DN quy mô nhỏ, vừa và lớn.

Khó tiếp cận thông tin?

Việc các DN vừa và nhỏ không biết hoặc không có nhiều thông tin về hội nhập rõ ràng là điều đáng báo động hiện nay. Chưa kể, khối DN này đang được đánh giá là khó dự đoán khả năng thực thi chính sách hơn.

Theo đó, qua khảo sát của VCCI thì chỉ có 11% DN siêu nhỏ, 12% DN nhỏ và 16% DN quy mô vừa cho biết họ có thể dự đoán được những thay đổi trong các quy định pháp luật của Trung ương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Chưa hết, hiện tại các DN vừa và nhỏ (DNVVN) cũng phản ánh là họ khó tiếp cận thông tin về pháp luật, chính sách hơn. Tỷ lệ DNNVV cho biết gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin hầu hết đều cao hơn các DN quy mô lớn.

Tỷ lệ các DN than phiền là họ cần mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu là rất cao, bất kể quy mô của DN. Khoảng 75% các DNNVV cho biết họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin.

Mặt khác, 56% DN siêu nhỏ, 52% DN nhỏ và 45% DN quy mô vừa cho biết "thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng trong kinh doanh", con số này ở các DN quy mô lớn là 44%.

Trước kết quả khảo sát như vậy, giới chuyên gia nhận định trong một môi trường kinh doanh khó đoán định về việc thay đổi hay thực thi chính sách, hoạt động của DN Việt trên thị trường quốc tế lẫn nội địa rõ ràng sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro hơn.

Điều này có thể thấy rõ ở trường hợp cụ thể như vấn đề xuất khẩu (XK) hương từ Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đang gặp trắc trở do Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ từ cuối tháng 8/2019 đã ra Thông báo số 15/2015-2020 điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương và các chế phẩm (mã HS 33074100 và 33074900) từ trạng thái "tự do nhập khẩu" sang "hạn chế nhập khẩu".

Về nguyên nhân khách quan là do phía Ấn Độ đột ngột thay đổi chính sách và có hiệu lực ngay giống như việc cấm nhập khẩu hương. Nhưng, cần phải thấy về mặt chủ quan là các DN của Việt Nam không chịu lường trước những thông tin rủi ro ở thị trường còn nặng tính bảo hộ này, dẫn đến hoàn toàn bị động khi chính sách ở thị trường XK thay đổi.

XK nông sản dễ gặp rủi ro nếu DN chậm cập nhật thông tin mớiRơi vào thế bị động

Hệ luỵ là hơn 100 DN Việt sản xuất hương XK hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Ấn Độ đang đứng trên "bờ vực thẳm". Theo thống kê sơ bộ của các DN, căn cứ các hợp đồng đã ký trước 31/8/2019, có hơn 300 container hàng của các DN Việt Nam đang dưới dạng hàng tồn kho, một số container hàng hương của Việt Nam đang mắc tại cảng của Ấn Độ.

Ngay như xu hướng XK qua kênh thương mại điện tử cũng là mặt hạn chế của DN Việt do thiếu nắm bắt thông tin và thiếu kiến thức. Như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Trang, Giám đốc phát triển kinh doanh công ty Innovative Hub, có nhiều DN thiếu kiến thức thông tin về xuất nhập khẩu, thiếu kiến thức về thanh toán quốc tế, về bao bì đóng gói sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu XK trực tuyến.

Có thể nói, vì bản thân nhiều DN lơ là nắm bắt nên hoạt động XK của họ thường rơi vào thế bị động, gặp rủi ro cao do không đánh giá trước thị trường hoặc do có năng lực dự báo yếu về thị trường XK.

Trong khi đó, nếu như DN XK chủ động nắm bắt thông tin mới hoặc có sự đầu tư bài bản trong việc tìm hiểu thị trường XK thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được rủi ro và tăng thêm cơ hội XK.

Chẳng hạn như việc tìm hướng XK gạo Việt vào các chợ ở Mỹ, như chia sẻ sau chuyến đi khảo sát thị trường mới đây của ông Phạm Minh Thiện, Tổng giám đốc công ty TNHH Cỏ Mai (Đồng Tháp). Đó là việc đi thực tế thị trường Mỹ, từ Toronto tới New York, đã giúp nắm bắt được khá nhiều thông tin bổ ích, học được bài học về chọn lựa phân khúc và định vị thương hiệu.

Không những vậy, khi sang Mỹ tìm hiểu thị trường, ông Thiện còn phấn khởi khi tìm đối tác chiến lược để phân phối gạo ổn định lâu dài.

Trên thực tế, có nhiều DN Việt rất muốn XK thì lại bị động, mù mờ về thị trường XK. Đặc biệt là với các chủ DN nhỏ vốn ngại di chuyển đi thực tế tìm hiểu thị trường và chỉ ngồi ở nhà tìm hiểu thông tin thị trường qua mạng Internet vốn dĩ không phải lúc nào cũng đầy đủ và cập nhật tốt nhất.

Để cải thiện việc tiếp cận thông tin mới, chính sách mới cho DN, theo ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc VCCI tại Tp.HCM, điều quan trọng là cần nâng cao hiệu quả công tác thông tin về chính sách, pháp luật liên quan tới các DNNVV qua việc cập nhật thông tin liên tục trên các website của tỉnh, thành.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ, các DN cũng cần liên kết lại để nắm bắt thông tin mới được tốt hơn. Nhất là các DN cần chủ động liên kết, tham gia cộng đồng doanh nhân thì sẽ có cơ hội tiếp cận các thông tin mới để phục vụ cho hoạt động XK.

Thế Vinh/ Thời báo kinh doanh

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/doanh-nghiep-mu-mo-thong-tin-moi-12488.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.