Thứ Ba, Tháng Một 19, 2021
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Chống hàng giả Việt Nam
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
Chống hàng giả Việt Nam
No Result
View All Result

Kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Mỹ

Định Khang đăng bởi Định Khang
29/07/2017
trong Sở hữu trí tuệ
0 0
Share on FacebookShare on Twitter

Việc tham khảo kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý của các nước phát triển sẽ góp phần quan trọng trong việc triển khai bảo hộ, quản lý và khai thác các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

Chỉ dẫn địa lý là “những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ một khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam coi chỉ dẫn địa lý là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” với các tiêu chí đặc thù về chất lượng, uy tín hoặc đặc tính riêng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Học hỏi kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại các nước phát triển một cách có chọn lọc là việc làm cần thiết.
Học hỏi kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại các nước phát triển một cách có chọn lọc là việc làm cần thiết.

Thời gian qua, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua những vụ việc cụ thể như việc chỉ dẫn địa lý ‘Nước mắm Phú Quốc’ được bảo hộ tại Liên minh Châu Âu (EU) hay Việt Nam đấu tranh giành lại chỉ dẫn địa lý ‘Cà phê Buôn Mê Thuột’ ở Trung Quốc. Nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra, trong đó  vấn đề cơ chế và định hướng bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đặc thù này một cách hợp lý đang là câu hỏi và thách thức.

Trên thực tế, mặc dù Việt Nam có rất nhiều đặc sản đặc trưng cho mỗi vùng miền, song các sản vật được gắn chỉ dẫn địa lý vẫn chưa được đánh giá, bảo hộ, quản lý và khai thác đúng với những giá trị của nó.

Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, như Mỹ, Pháp… sẽ góp phần quan trọng trong việc triển khai bảo hộ, quản lý và khai thác các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đã kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những điều khoản liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có chỉ dẫn địa lý.

Nội dung dưới đây sẽ tập trung vào những kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Mỹ dựa theo bài viết “Kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên thế giới” của tác giả Vũ Tuấn Hưng, Báo Kinh tế và Dự báo, số 23 tháng 12/2014.

Mỹ không cho phép đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý với tên địa danh đã trở thành tên chung của hàng hóa và dịch vụ
Mỹ không cho phép đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý với tên địa danh đã trở thành tên chung của hàng hóa và dịch vụ

Theo đó, hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Mỹ sử dụng cấu trúc bảo hộ nhãn hiệu đã có sẵn trước đó và cho phép bất kỳ ai cũng có thể phản đối hoặc hủy bỏ một chỉ dẫn địa lý đã đăng ký nếu cho rằng họ sẽ bị thiệt hại do việc đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn đia lý đó. Cục Patent và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) là cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký cả nhãn hiệu lẫn chỉ dẫn địa lý.

Luật của Mỹ không bảo hộ các tên địa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh đã trở thành tên chung của hàng hóa và dịch vụ. Một tên địa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh được coi là tên chung nếu nó đã được sử dụng rộng rãi đến mức người tiêu dùng xem nó như chỉ về một chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ hơn là chỉ về nguồn gốc địa lý.

Ví dụ, “Danish pastry” (bột bánh Đan Mạch) hoặc “Thai massage” (mát-xa Thái). Nhiều nước khác cũng không bảo hộ các chỉ dẫn mang nghĩa chung vì cho rằng, chúng không có khả năng phân biệt nguồn gốc kinh doanh cụ thể.

Luật Nhãn hiệu của Mỹ phân thành hai dạng: nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng để chỉ: (1) nguồn gốc của vùng địa lý hay nguồn gốc khác; (2) nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ; và (3) việc thực hiện sản phẩm, dịch vụ được tiến hành bởi một thành viên của một hiệp hội hoặc một tổ chức khác.

Tại Mỹ, một chỉ dẫn địa lý cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu thông thường
Tại Mỹ, một chỉ dẫn địa lý cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu thông thường

Trong khi đó, nhãn hiệu tập thể bao gồm: (1) nhãn hiệu hàng hóa tập thể và nhãn hiệu dịch vụ tập thể; và (2) nhãn hiệu thành viên tập thể. Nhãn hiệu hàng hóa tập thể và nhãn hiệu dịch vụ tập thể chỉ nguồn gốc thương mại của hàng hóa hoặc dịch vụ như chính các nhãn hiệu “thông thường” thưc hiện, nhưng vì là nhãn hiệu tập thể, nên chúng chỉ nguồn gốc của một tập thể hơn là nguồn gốc của một thành viên riêng biệt.

Như vậy, tất cả các thành viên của tập thể này đều sử dụng nhãn hiệu nên không một thành viên nào có thể sở hữu riêng nhãn hiệu, chỉ có tổ chức tập thể được giữ quyền quản lý nhãn hiệu nhằm phục vụ lợi ích chúng của tất cả các thành viên. Một tập thể của những người bán sản phẩm nông nghiệp là một ví dụ của một tổ chức tập thể, tổ chức này không bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của riêng mình, nhưng lại xúc tiến việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của các thành viên.

Ngoài ra, theo hệ thống Luật của Mỹ, một chỉ dẫn địa lý cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu thông thường. Luật Nhãn hiệu Mỹ quy định, một tên địa danh hay một dấu hiệu mang tính địa lý thì không được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu nếu chúng mang tính mô tả về vùng địa lý hoặc làm hiểu sai lệch về xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tuyết Trinh
Theo VietQ



Chủ đề: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở MỹChỉ dẫn địa lýHỏi đáp tư vấn sở hữu trí tuệSở hữu trí tuệ quốc tế
ShareTweet

Bài liên quan

Găng tay nhăn nhúm được vứt lả tả dưới nền gạch trong Kho hàng

Phát hiện kho hàng tại Bắc Ninh chứa hàng chục tấn găng tay cao su nhăn nhúm, bẩn thỉu

06/11/2020

QLTT Bắc Ninh thu giữ 9,5 tấn găng tay cao su bẩn thỉu, nhăn nhúm, không đảm bảo chất lượng...

Phát hiện cơ sở kinh doanh thời trang xâm phạm quyền SHTT của thương hiệu đã đăng ký bảo hộ

Phát hiện cơ sở kinh doanh thời trang xâm phạm quyền SHTT của thương hiệu đã đăng ký bảo hộ

04/11/2020

Cụ thể, ngày 3/11, Đội QLTT số 14 - Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với Đội 7,  Phòng Cảnh...

Ông Trần Thanh Kha – Giám đốc Công ty NGK Việt Nam chia sẻ các thông tin liên quan đến hoạt động chống hàng giả, hàng nhái, sao chép nhãn hiệu của NGK Việt Nam

NGK quyết tâm chống nạn làm giả phụ tùng xe máy ở Việt Nam

15/10/2020

Ngày 15/10, Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Vina CHG phối hợp cùng với NGK Việt Nam tổ...

Hà Nội: Thu giữ hàng trăm phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Yamaha

15/10/2020

Xe máy là phương tiện giao thông chính nên nhu sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện này tại Việt Nam...

Kinh doanh Thép hộp giả mạo các nhãn hiệu Hòa Phát, Việt Đức, cơ sở bị xử phạt 55 triệu đồng

Kinh doanh Thép hộp giả mạo các nhãn hiệu Hòa Phát, Việt Đức, cơ sở bị xử phạt 55 triệu đồng

23/09/2020

Ngoài ra, cơ sở bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu toàn bộ hàng hóa...

Khởi tố vụ án “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với Bia SAIGON VIETNAM

Khởi tố vụ án “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với Bia SAIGON VIETNAM

14/09/2020

Trước đó, căn cứ đơn đề nghị của chủ thể quyền và hồ sơ kèm theo, ngày 23/6/2020, Đoàn kiểm...

Tải thêm

Mới nhất

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất ‘rượu trâu’ giả tại quận Hà Đông

Đà Nẵng tạm giữ 350 gói hạt dưa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thiên Hương và hình”

Cẩn thận với rượu giả, thực phẩm hết hạn ngày cận Tết

Đề nghị truy tố tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với giám đốc và Công ty bia Sài Gòn Việt Nam

Bộ Y tế thu hồi kem thoa mặt IQ trên toàn quốc

Bắt quả tang xưởng sản xuất mũ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Hotline: 0932.19.69.59 – 091 994 8389

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In