Hồ Chí Minh,

CapitaLand đang nắm giữ những dự án nào tại Việt Nam?

Định Khang  18/03/2023 07:55

Hiện, CapitaLand đang nắm 14 dự án chung cư tại Hà Nội, TP.HCM và sở hữu trung tâm thương mại The Oxygen tại Quận 2, TP.HCM.

Trước khi có thông tin CapitaLand đang đàm phán mua bất động sản từ Vinhomes, ở Việt Nam, Tập đoàn này đang sở hữu trung tâm thương mại The Oxygen tại Quận 2, TP.HCM. Đây là khu phức hợp mua sắm ba tầng với tổng diện tích rộng rãi hơn 8.000 m2 tại khu vực thương mại của tòa nhà cao cấp The Vista. Ngoài ra, 100 căn tại Somerset Vista Hồ Chí Minh, được quản lý bởi Ascott Limited, cũng nằm trong dự án này.


CapitaLand đang đàm phán mua bất động sản từ Vinhomes.

Trong lĩnh vực nhà ở, CapitaLand đang là chủ đầu tư của 14 dự án chung cư ở cả Hà Nội và TP.HCM, trong đó tại TP.HCM có 12 dự án gồm ZENITY (Quận 1), DEFINE (phường Thạch Mỹ Lợi), De La Sol (Quận 4), D2eight (Quận 2), d'Edge Thao Dien (Quận 2), D1MENSION (Quận 1), Feliz en Vista (Quận 2), Vista Verde (Quận 2), The Vista (Quận 2), The Krista (Quận 2), Kris Vue (Quận 2), PARCSpring (Quận 2) và Hà Nội có Heritage WestLake (Phú Thượng, Tây Hồ), Seasons Avenue (Mộ Lao, Hà Đông).

Về CapitaLand, đây là một trong những tập đoàn bất động sản đa dạng lớn nhất Châu Á với trụ sở chính tại Singapore. Tập đoàn sở hữu danh mục mở rộng đa dạng bao gồm các dự án phức hợp, khu bán lẻ, khu phức hợp văn phòng thương mại, dịch vụ lưu trú, khu dân cư và nhà ở, khu thương mại, khối tài sản hậu cần, khu công nghiệp cùng với một quỹ đầu tư tín thác bất động sản.

CapitaLand hiện sở hữu 1.272 bất động sản tại 269 thành phố và 41 quốc gia trên toàn cầu, trong đó hai thị trường chính là Singapore và Trung Quốc với việc sở hữu lần lượt 187 và 303 bất động sản tại 2 quốc gia này.

Bên cạnh đó, họ cũng tham gia vào thị trường nhà nghỉ, khách sạn và khu nghỉ dưỡng thông qua công ty con là Ascott Limited.

Với lĩnh vực nhà ở, CapitaLand đầu tư vào hàng loạt các dự án lớn ở Singapore, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia.

Hiện tại, CapitaLand tách thành hai nhánh công ty độc lập là CapitaLand Investment - chuyên về quản lý đầu tư bất động sản và CapitaLand Development - chuyên về mảng phát triển bất động sản được tư nhân hóa.

Về tình hình kinh doanh năm 2022, doanh thu CapitaLand tăng 25% so với cùng kỳ lên 2,87 tỷ đô la Singapore. Song, lợi nhuận ròng ghi nhận giảm 36%, xuống 861 triệu đô la Singapore do lãi từ bán bất động sản ở Trung Quốc suy giảm.

Theo nguồn tin của Reuters, Tập đoàn CapitaLand đang đàm phán mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD từ Vinhomes (mã: VHM). Thỏa thuận này sẽ đánh dấu một trong những giao dịch bất động sản lớn nhất ở Đông Nam Á trong vài năm qua.

Theo đó, CapitaLand đang xem xét mua một phần dự án Ocean Park 3 của Vinhomes ở Hà Nội hoặc một dự án khác ở phía bắc TP Hải Phòng. 

Vingroup từ chối bình luận về thông tin này. Là một công ty niêm yết, họ phải công bố thông tin khi có giao dịch.

Nguyệt Hằng 

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Link gốc: https://kinhtemoitruong.vn/capitaland-dang-nam-giu-nhung-du-an-nao-tai-viet-nam-76163.html

Tin cùng chuyên mục   Kinh doanh
Phong trào thi đua xây dựng “Công sở văn minh, xanh - sạch - đẹp” nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong việc xây dựng văn hóa công sở, góp phần tạo nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Bộ; qua đó nâng cao hiệu quả xử lý các nhiệm vụ được giao.
Trong buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban sáng 18/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đề xuất 6 giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Tin tức mới nhất
Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam tin tưởng JETRO sẽ tiếp tục dành sự ủng hộ và hỗ trợ cho Bộ Công Thương nói chung và Cục Xúc tiến thương mại nói riêng, đặc biệt trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác về xúc tiến thương mại, đầu tư và các hoạt động chào mừng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Hải Dương là nơi giao thoa của 3 vùng kinh tế vì vậy cần ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, có tính chất “dẫn đường” như sản xuất chíp, bán dẫn, rô bốt, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới… Đồng thời, quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống và dược phẩm gắn với vùng nguyên liệu nhằm hình thành chuỗi giá trị nông sản khép kín...