Thứ Năm, Tháng Một 21, 2021
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Chống hàng giả Việt Nam
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật
No Result
View All Result
Chống hàng giả Việt Nam
No Result
View All Result

Thị trường tranh lẫn lộn thật giả

Định Khang đăng bởi Định Khang
21/09/2018
trong Sự kiện - Vấn đề
0 0
Share on FacebookShare on Twitter

Khi tranh Việt bắt đầu được đưa lên những nhà đấu giá uy tín quốc tế như Sotheby’s hoặc Christie’s, thị trường tranh trong nước cũng có những dịch chuyển nhất định.

Liên tục nhiều cuộc đấu giá tranh được tổ chức, ngỡ như mang lại sức sống mới cho nền mỹ thuật, nhưng lại khiến công chúng hoang mang vì sự lẫn lộn giữa tranh thật và tranh giả.

Tại nhà đấu giá Chọn, bức tranh “Con gái của nhà văn” được giới thiệu của họa sĩ Vũ Giáng Hương (1939-2011) được mang ra chào hàng với những nhà sưu tập.

Bất ngờ thay, gia đình cố họa sĩ Vũ Giáng Hương và giới chuyên môn đều khẳng định đó không phải là tác phẩm của họa sĩ Vũ Giáng Hương.

Hay nói đúng hơn, bức tranh “Con gái của nhà văn” được vẽ sau khi họa sĩ Vũ Giáng Hương qua đời. Chữ ký giả mạo họa sĩ Vũ Giáng Hương trên bức tranh, một lần nữa cho thấy thị trường tranh nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Sàn đấu giá là một trong những cơ sở để xây dựng thị trường mỹ thuật chuyên nghiệp. Đáng tiếc, những sàn đấu giá đang trong giai đoạn nhen nhóm ở nước ta không tuân thủ những nguyên tắc minh bạch cần thiết.

Một chủ sàn đấu giá tranh cho biết: “Một số nhà buôn tranh có thủ thuật để mua được tranh thật với giá tốt bằng cách tung tin tranh đó là giả để mình mua được.

tranh giả, tranh sơn dầu, tranh thật giả lẫn lộn
Bức tranh sơn dầu (trái) do họa sĩ Nguyễn Văn Đông vẽ theo đơn đặt hàng và bức tranh lụa (phải) được Nhà đấu giá Chọn giới thiệu là của cố hoạ sĩ Vũ Giáng Hương.

Còn phía người mua cũng có tình trạng “nhường” nhau, không đấu để có được mức giá mua thấp tại phiên đấu giá, đôi khi họ ngầm thống nhất không mua tranh đấu giá để hạ giá tranh của một họa sĩ nào đó xuống, nhờ đó có thể mua các tranh khác của họa sĩ đó với mức giá thấp trên thị trường”.

Ngược lại, họa sĩ Nguyễn Như Huy nhấn mạnh: “Sàn đấu giá cần giữ vai trò khách quan, trung gian, minh bạch. Trong trường hợp nhà đấu giá chỉ tìm cách tạo ra giá trị theo kiểu “bơm thổi” như dùng các công cụ truyền thông, các mẹo đẩy giá tức thời, hay người mua không rõ lai lịch sưu tầm, nhưng trả giá cao bất thường… sẽ là mối nguy hại cho người mua”.

Một khái niệm mới được tạo ra cho thị trường tranh Việt là “rửa tranh”. Những bức tranh không rõ nguồn gốc được chính danh bằng cách in vào sách mỹ thuật hoặc đưa lên sàn đấu giá. Và nhà sưu tập chỉ cần không sơ ý sẽ mất tiền oan uổng cho những tác phẩm giả hoặc tác phẩm nhái.

Một nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bát nháo tranh thật tranh giả, chính là dòng tranh được hình thành do hoàn cảnh lịch sử.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo chia sẻ, từ cuối thập niên 1960, do lo sợ Mỹ ném bom hủy diệt Hà Nội, nên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phải di chuyển hàng trăm tác phẩm mỹ thuật về nông thôn cất giấu, mà chỉ trưng bày những bản sao.

Lâu ngày, bản chính bị hư hỏng hoặc thất lạc, khiến bản sao lại xuất hiện như bản chính. Hơn nữa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn có bộ phận chuyên viên để làm các bản sao tác phẩm theo yêu cầu ngoại giao.

Những bản sao được tặng cho cá nhân hoặc đoàn nào đó, sau khi đi vòng qua các nước lại quay về Việt Nam và được đưa ra giao dịch như bản chính.

Tâm Huyên/Sài Gòn Đầu tư Tài chính



Chủ đề: Tranh giảTranh sơn dầu
Share1Tweet

Bài liên quan

Giới luật sư cho rằng cá nhân đứng ra tổ chức quyên góp cứu trợ không vi phạm luật

Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp tiền cứu trợ: Đúng hay sai?

21/10/2020

Trước thông tin xôn xao về việc ca sĩ Thủy Tiên nhận quyên góp cứu trợ cho đồng bào gặp...

Theo HoREA cần phải có những quy định rạch ròi và phù hợp cho các mục đích tách thửa.

HoREA kiến nghị khẩn trương gỡ vướng mắc về quy định tách thửa đất ở

16/10/2020

Cho rằng Quyết định 60 về tách thửa chưa phù hợp với quy định của pháp luật, hạn chế quyền...

ngân hàng techcombank

Ngân hàng Techcombank có dấu hiệu trục lợi của khách hàng

26/09/2020

Ý kiến luật sư cho rằng việc ngân hàng Techcombank đưa công ty con vào đấu giá là hành vi...

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Tổng thống Nga Putin công bố vaccine COVID-19 đầu tiên của thế giới

12/08/2020

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass Hãng thông tấn Tass và các phương tiện truyền...

Doanh nghiệp còn non trẻ đã trúng thầu ngàn tỷ

04/06/2020

Chính thức hoạt động từ năm 2015, Công ty TNHH NSJ ở quận 2, TPHCM với sự lãnh đạo của...

Vụ kiện số 126/19 HCM tại VIAC: Nguyên đơn phản ứng vì có sự thiếu công tâm?

29/03/2020

Doanh nhân người cao tuổi, ông Nguyễn Văn Phòng, Giám đốc Công ty TNHH chế biến nông sản Thuận Phong,...

Tải thêm

Mới nhất

Đồng Nai: Phát hiện kho hàng chứa hàng nghìn sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất ‘rượu trâu’ giả tại quận Hà Đông

Đà Nẵng tạm giữ 350 gói hạt dưa các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thiên Hương và hình”

Cẩn thận với rượu giả, thực phẩm hết hạn ngày cận Tết

Đề nghị truy tố tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với giám đốc và Công ty bia Sài Gòn Việt Nam

Bộ Y tế thu hồi kem thoa mặt IQ trên toàn quốc

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
Hotline: 0932.19.69.59 – 091 994 8389

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chống hàng giả
    • Thực trạng
    • Phân biệt hàng giả
    • Giải pháp chống hàng giả
    • Tem chống hàng giả
    • Sự kiện – Vấn đề
  • Sở hữu trí tuệ
  • Quản lý thị trường
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp – Doanh nhân
      • Doanh nghiệp
      • Doanh nhân
      • Marketing và Thương hiệu
  • Tiêu dùng
    • Bảo vệ Người tiêu dùng
    • Tư vấn tiêu dùng
    • Hàng Việt
  • Công nghệ
  • Pháp luật

© 2020 Chống hàng giả Việt Nam. Vận hành bởi Vina CHG.
Địa chỉ: 170/21 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 73098389 | Fax: (028) 37160746
Giấy phép số 29/GP-ICP-STTTT cấp ngày 07/5/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phi Hải.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In