Trong tháng 2/2023, có nhiều thị trường tăng mạnh nhập khẩu cá tra của Việt Nam, trong đó có Trung Quốc, Anh, Colombia, Đức, Singapore... Đặc biệt, có một số thị trường đã tăng trưởng đột phá 3 con số như Arập Xê út, Bồ Đào Nha, Iraq...
Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường nói chung có dấu hiệu giảm, song, xuất khẩu sang các thị trường nhỏ như Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha hay EU lại rất khả quan.
Bộ Thương mại Mỹ vừa gia hạn lần thứ sáu thời gian ban hành kết luận cuối vụ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam vào ngày 2/5.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc với 4,69 nghìn tấn, trị giá 7,32 triệu USD, giảm 42,9% về lượng và giảm 52,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ Công Thương đề xuất, xuất khẩu theo phương thức trao đổi cư dân biên giới (tiểu ngạch) sẽ bị siết lại từ đầu năm 2025, khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới.
Tổng cục Hải quan cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Myanmar, Brunei có mức tăng trưởng dương, nổi bật là hai thị trường Thái Lan và Singapore.
Ngày 19/3, lô mía tươi đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đã "khởi hành" sang thị trường Hoa Kỳ sau gần nửa năm đàm phán về điều khoản hợp đồng cũng như các yêu cầu kỹ thuật với đối tác nhập khẩu.
Tháng 1/2023, Nhật Bản là một trong số ít các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.
Dù tháng 2 đã khởi sắc, song Bộ Công Thương đánh giá, do thiếu vắng các đơn hàng xuất khẩu cộng thêm xu hướng giảm của giá hàng hóa đã khiến hoạt động thương mại tiếp tục chậm lại trong những tháng đầu năm 2023.
Dư địa cho xuất khẩu thực phẩm, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào các thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương còn rất lớn. Tuy nhiên, để chinh phục được các thị trường này cần chú trọng đến tính bền vững cũng như nắm bắt những thay đổi thị hiếu tiêu dùng.
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới đã phối hợp với Bộ Công Thương và Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tổ chức Hội nghị trao đổi về sáng kiến Hộ chiếu Logistics thế giới và khả năng tăng cường hợp tác Việt Nam - UAE trong lĩnh vực logistics.
Dự án SheTrades-UPS Việt Nam giúp nâng cao năng lực của phụ nữ, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia chuyển đổi số, tham gia vào thương mại điện tử.
Xuất khẩu vào hệ thống phân phối của các Tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã thực sự trở thành một kênh xuất khẩu hiệu quả, bền vững của các doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam.
Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 6,5-7 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức cao, giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.
Không chỉ gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần phải hướng đến xuất khẩu bền vững và tìm cách giữ được đối tác quan trọng này.
Ngày 13/2, tại thành phố Đông Hà, Công ty cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng 15 tấn gạo hữu cơ đầu tiên của Quảng Trị sang thị trường châu Âu.