Hồ Chí Minh,

Tạo động lực “sẵn sàng xuất khẩu” cho các nữ doanh nhân

Định Khang  24/02/2023 09:23

Dự án SheTrades-UPS Việt Nam giúp nâng cao năng lực của phụ nữ, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia chuyển đổi số, tham gia vào thương mại điện tử.

Nằm trong loạt giải pháp, kế hoạch triển khai hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, ngày 23/2/2023, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC - International Trade Center), đơn vị của tổ chức Liên Hợp quốc (UN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức Hội thảo “Sẵn sàng xuất khẩu” nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nữ làm chủ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.

Tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho rằng, kinh tế Việt Nam có bước phục hồi mạnh mẽ, khá toàn diện, đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2022. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế, cũng như những hạn chế nội tại của nền kinh tế đang trở thành những rào cản lớn, thách thức cho Việt Nam... Điều này đòi hỏi cần có những chính sách, biện pháp kịp thời hơn nữa, để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nhằm phát triển kinh tế bền vững hơn.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.


Cục trưởng Vũ Bá Phú cho rằng, dự án SheTrades Việt Nam ra đời với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nhân nữ, góp phần đưa các doanh nghiệp nữ làm chủ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Cụ thể, đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại, theo Cục trưởng Vũ Bá Phú, năm 2022, Cục đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với những hoạt động hội chợ, các chuyến hàng quảng bá sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, cùng những chương trình đào tạo, tập huấn; chương trình truyền thông liên quan đến xúc tiến thương mại.

Đặc biệt, từ tháng 7/2022, Bộ Công Thương tổ chức công tác giao ban xúc tiến thương mại của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức liên quan của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan thực hiện hàng tháng nhằm cung cấp thông tin về thị trường, những chính sách, quy định mới về thị trường và các khuyến nghị kịp thời cho các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, nằm trong loạt giải pháp, kế hoạch triển khai của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Sẵn sàng xuất khẩu” nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nữ làm chủ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế thông qua dự án SheTrades-UPS Việt Nam.

Thông tin cụ thể về dự án Shetrades, Cục trưởng Vũ Bá Phú cho rằng, dự án SheTrades Việt Nam ra đời với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nhân nữ, góp phần đưa các doanh nghiệp nữ làm chủ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Dự án SheTrades-UPS Việt Nam khởi động tại Việt Nam với 6 ý nghĩa chính. Trong đó có nâng cao năng lực của phụ nữ, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia chuyển đổi số, tham gia vào thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nữ cũng sẽ tiếp cận nguồn tài chính từ các nhà đầu tư thông qua dự án, tiếp cận thị trường xuất khẩu, phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh doanh xanh bền vững.

“Cục Xúc tiến thương mại thông qua dự án SheTrades-UPS Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp nữ làm chủ nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các sảns phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như nông sản, thủ công mỹ nghệ , thực phẩm, dệt may, dịch vụ...

Cục Xúc tiến thương mại cam kết cùng ITC nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động của SheTrades-UPS Việt Nam, phối kết hợp và hợp tác với các đối tác tiềm năng để mang lại các kết quả thực tiễn”, Cục trưởng Vũ Bá Phú cam kết.


Về phía đại diện ITC, điều phối viên Dự án SheTrades-UPS Việt Nam Kritee Sharrma cho biết, ITC nhận thấy các doanh nghiệp nữ tại Việt Nam có khả năng chống chịu kém bởi cú sốc từ bên ngoài, bị ảnh hưởng nhiều nhất trong số các doanh nghiệp do tác động của đại dịch.

Chính vì vậy, sau một năm đi vào hoạt động, SheTrades Việt Nam xác định sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính. Đầu tiên, hỗ trợ cho phụ nữ chuyển đổi số, giúp họ có công cụ nền tảng số hóa tốt hơn, tiếp cận thông tin thị trường thông qua thương mại điện tử, tăng doanh thu.

Đồng thời, dự án sẽ hỗ trợ về dòng tiền đối với các doanh nghiệp thông qua các khóa học đào tạo về tiếp cận nguồn tài chính tín dụng. Cuối cùng, dự án sẽ tổ chức đào tạo cho nữ giới công cụ và áp dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử.

“Tính đến hiện tại, tại Việt Nam, chúng tôi đã đào tạo cho 950 nữ doanh nhân, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn 2,5 triệu USD. Trong đó, chúng tôi tập trung vào các nữ doanh nghiệp trẻ bởi họ là lực lượng lao động trong tương lai nên cần được đào tạo từ bước đầu để có kỹ năng cần thiết phát triển doanh nghiệp”, điều phối viên Dự án SheTrades-UPS Việt Nam Kritee Sharrma chia sẻ.

Tham gia sự kiện với mong muốn đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, bà Đào Thị Lương- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh rau củ quả an toàn- Du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh, bày tỏ: Hợp tác xã có thể tự tin với chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên sự hiểu biết về hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật để xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế. “Chúng tôi mong muốn được dự án, Cục Xúc tiến thương mại hướng dẫn cụ thể hơn để có thể đưa được sản phẩm ra thị trường nước ngoài”, bà Đào Thị Lương mong muốn.

Đến hết năm 2025, Dự án Shetrade và Công ty UPS Việt Nam kỳ vọng có ít nhất 2.000 doanh nghiệp do nữ làm chủ tiếp cận và chuyển đổi số thành công; huấn luyện và tư vấn khả năng tiếp cận thị trường, tạo cơ hội đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp theo chương trình mà hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết; củng cố và xây dựng năng lực cho các tổ chức hỗ trợ thương mại và đầu tư để cung cấp hiệu quả

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/tao-dong-luc-san-sang-xuat-khau-cho-cac-nu-doanh-nhan-94910.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.