Hồ Chí Minh,

Lạng Sơn: Quyết tâm ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử

Định Khang  16/05/2023 10:56

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh và các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai các kế hoạch thực hiện Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử đến năm 2025.

Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, ngày 10/5, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công văn chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức thực hiện và triển khai Đề án.

Cụ thể, tại Công văn số 544/UBND-KT, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo Sở Công Thương tỉnh chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch/dự án cụ thể tổ chức thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức về kỹ năng, phương pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đề nghị, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc lợi dụng các hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả.


UBND tỉnh chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn duy trì số điện thoại đường dây nóng, khuyến khích người dân chủ động, tích cực tham gia tố giác các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật

Đối với Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh đề nghị, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng rà soát, xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại điện tử; duy trì số điện thoại đường dây nóng khuyến khích người dân chủ động, tích cực tham gia tố giác các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật.

Mặt khác, chủ động, phối hợp với các lực lượng chức năng nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.

“Đối với các tổ chức, cá nhân đã được tuyên truyền, ký cam kết hoặc xử lý vi phạm nhưng vẫn cố tình vi phạm, tái phạm, cần có biện pháp răn đe, xử lý nghiêm theo quy định”, UBND tỉnh chỉ đạo.

Đối với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử.

Đồng thời, kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng. Cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng liên quan trong việc xử lý để thực hiện quản lý và cảnh báo người tiêu dùng.

Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, cần chủ động đôn đốc, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và cảnh báo về các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử; tuyên truyền các vụ án, vụ việc điển hình góp phần răn đe, cảnh tỉnh và nâng cao nhận thức, ý thức của nguời tiêu dùng khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử.


Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả trong thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chức năng triển khai nhiều kế hoạch, hướng tới mục tiêu ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử

Đối với Sở Tài chính, UBND tỉnh đề nghị đơn vị cân đối, tham mưu bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho Sở Công Thương và các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hiện Đề án theo phân cấp hiện hành và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Đối với lực lượng Công an, UBND tỉnh chỉ đạo, chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, xác minh làm rõ các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực các hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát và trao đổi thông tin, nghiệp vụ trong kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Đối với Cục Thuế, UBND tỉnh đề nghị, tăng cường công tác quản lý thuế đối với các loại hình kinh doanh thông qua thương mại điện tử; chủ động chia sẻ, trao đổi, cung cấp thông tin cho các các cơ quan, lực lượng chức năng về những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi pham pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử để xử lý theo quy định.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, phối hợp thực hiện biện pháp ngăn chặn việc thanh toán, chuyển tiền đối với các tổ chức, cá nhân khi nhận được quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với UBND các huyện, thành phố, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, lực lượng chức năng thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn.

Huy động các nguồn lực tại địa phương để bổ sung, hỗ trợ nhiệm vụ chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Song song đó, UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các tầng lớp Nhân dân về các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử; Tăng cường giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật đối của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hoạt động thương mại điện tử; Phản biện xã hội đối với chính sách pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

Riêng đối với Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo phối hợp cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và cảnh báo về các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Tư vấn, hòa giải các khiếu nại, tranh chấp phát sinh liên quan nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/lang-son-quyet-tam-ngan-chan-hang-gia-tren-thuong-mai-dien-tu-95579.html

Tin cùng chuyên mục   Quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Tin tức mới nhất
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.