Hồ Chí Minh,

Phạt 260 triệu đồng với cơ sở kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng

Định Khang  30/11/2022 20:37

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng đối với 01 cơ sở buôn bán phân bón có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng 01 cơ sở buôn bán hàng hóa (phân bón) trên thị trường có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Ngày 25/10/2022, Đội Quản lý thị trường số 4 trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Tháp tiến hành kiểm tra Công ty trách nhiệm hữu hạn Nông nghiệp Hiệp Phát, địa chỉ: Quốc lộ 54, ấp Tân Định, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Đội QLTT số 4 cùng với Đoàn kiểm tra lấy mẫu phân bón

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra lấy 01 mẫu Phân bón DAP 18-46 VHN-06, loại phân bón: Phân bón Di-ammonium Phosphate (DAP); thành phần: Đạm tổng số (Nts): 18%, Lân hữu hiệu (P2O5hh): 46%, Cadimi (Cd): 12ppm, độ ẩm tối đa: 2%. Xuất xứ: Philippine; nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Việt Hóa Nông – VIETAGRO, địa chỉ: 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, số quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam: 828/QĐ-BVTV-PB, mã số phân bón: 10433; ngày sản xuất: 01/11/2021, hạn sử dụng: 01/11/2026 gửi thử nghiệm thành phần các chỉ tiêu chất lượng đăng ký trên bao bì của sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật theo quy định, số lượng phân bón còn tồn tại thời điểm lấy mẫu là 400 bao (loại 50 kg/bao tương đương 20.000 kg), giá niêm yết tại cửa hàng là 1,315 triệu đồng/bao, tổng trị giá lô hàng 526 triệu đồng.

Kết quả thử nghiệm: Mẫu phân bón nêu trên có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng về hành vi vi phạm nêu trên.

Đội QLTT số 4 kiểm tra tại cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV

Trước đó Đội Quản lý thị trường số 4 cũng phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Tỉnh kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm hành chính 09 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về các hành vi: Buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả không có giá trị sử dụng, công dụng (có hàm lượng hoạt chất/chất chính dưới 70% theo quy định); buôn bán phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất của hàng hóa và nhãn ghi không đúng quy định về ngôn ngữ sử dụng theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, với tổng số tiền xử phạt 252 triệu đồng.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/phat-260-trieu-dong-voi-co-so-kinh-doanh-phan-bon-khong-dam-bao-chat-luong-94365.html

Tin cùng chuyên mục   Quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Tin tức mới nhất
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.