Hồ Chí Minh,

Phát hiện nhiều xe tải chở thực phẩm không nguồn gốc đi từ Hà Nội lên Lạng Sơn tiêu thụ

Định Khang  21/04/2023 10:09

Trong tháng 4/2023, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Lạng Sơn liên tiếp phối hợp, kiểm tra, phát hiện nhiều xe tải chở thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ đưa ngược từ hướng Hà Nội - Lạng Sơn để tiêu thụ.

Rạng sáng ngày 19/4/2023, trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công an huyện đã phát hiện, ngăn chặn xe ô tô đang vận chuyển hàng trăm kg thực phẩm do nước ngoài sản xuất và nhiều sản phẩm giày có dấu hiệu giả nhãn hiệu không có hóa đơn, chứng từ đang lưu thông hướng từ Hà Nội đi Lạng Sơn.

Cụ thể, phương tiện đang vận chuyển là xe ô tô tải nhãn hiệu HUYNDAI, biển kiểm soát: 29C-449.89 do ông H.V.M điều khiển, sinh năm 1986, trú tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.



Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn kiểm tra, phát hiện hàng trăm kg thực phẩm do nước ngoài sản xuất và nhiều sản phẩm giày có dấu hiệu giả nhãn hiệu không có hóa đơn đang được vận chuyển từ Hà Nội lên Lạng Sơn tiêu thụ

Tại thời điềm khám phương tiện vận tải theo quy định, các lực lượng chức nằn đã phát hiện trên khoang chở hàng có 12 bao tải dứa màu xanh bên trong chứa đựng gồm: xúc xích loại 2,5kg/túi có số lượng 550kg (trên bao bì in chứ nước ngoài ); Giày thể thao nhãn hiệu NIKE số lượng 37 đôi. Toàn bộ số hàng hóa trên được sản xuất ngoài Việt Nam. Trị giá lô hàng hóa vi phạm ước gần 100 triệu đồng.

Làm việc với cơ quan chức năng lái xe H.V.M đã khai nhận vận chuyển thuê số hàng hóa trên từ thành phố Hà Nội lên tỉnh Lạng Sơn để giao cho khách hàng, tuy nhiên lái xe không xuất trình được bất kỳ hoá đơn, chứng từ nào liên quan đến hàng hoá của 2 mặt hàng trên.

Đội QLTT số 4 đã ban hành quyết định tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa đề xác minh tình tiết, chủ sở hữu, xử lý theo quy định của pháp luật.


Trước đó, các lực lượng chức năng cũng phát hiện xe tải chở trên 3.560 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc đang được vận chuyển theo hướng đi từ Hà Nội lên Lạng Sơn

Trước đó, ngày 5/4 bằng các biện pháp nghiệp vụ đã được thẩm tra, xác minh, Tổ công tác cũng tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải xe ô tô tải nhãn hiệu HUYNDAI, biển kiểm soát: 29C-673.04 do ông N.V.D sinh năm 1983 có địa chỉ: xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là người điều kiển phương tiện lưu thông hướng Hà Nội – Lạng Sơn.

Tại thời điểm khám, Tổ công tác đã phát hiện trên khoang chở hàng có trên 3.560 sản phẩm thực phẩm gồm: súp hầm xương vị heo, nhãn hiệu QIBAO loại 1kg/hộp số lượng 360 hộp; đường mạch nha, nhãn hiệu MALTA loại 230g/hộp số lượng 1.200 hộp; mù tạt nhãn hiệu WASABI loại 45g/tuýt số lượng 2.000 tuýp. Toàn bộ số hàng hóa trên được sản xuất ngoài Việt Nam. Trị giá lô hàng hóa vi phạm ước tính gần 60 triệu đồng.

Làm việc với cơ quan chức năng lái xe đã khai nhận vận chuyển thuê số hàng hóa trên từ thành phố Hà Nội lên tỉnh Lạng Sơn để giao cho khách hàng, tuy nhiên không xuất trình được bất kỳ hoá đơn, chứng từ nào liên quan đến hàng hoá của 03 mặt hàng trên.

Nhận thấy toàn bộ số hàng hóa trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật là hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ (thực phẩm), Đội QLTT số 4 đã ban hành quyết định tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa đề xác minh tình tiết, chủ sở hữu, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đại diện Đội QLTT số 4 cho biết, tới đây, để đảm bảo an toàn thực phẩm, ổn định thị trường sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn, Đội QLTT số 4 tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Song song đó, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, trong đó tập trung các mặt hàng thực phẩm chế biến, thực phẩm bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo…

"Thông qua công tác quản lý thị trường thực phẩm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất và người tiêu dùng", đại diện Đội QLTT số 4 nhấn mạnh và sẽ kiến nghị những cơ chế chính sách và giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP và thực hiện văn minh thương mại trên địa bàn quản lý.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/phat-hien-nhieu-xe-tai-cho-thuc-pham-khong-nguon-goc-di-tu-ha-noi-len-lang-son-tieu-thu-95366.html

Tin cùng chuyên mục   Quản lý thị trường
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.