Hồ Chí Minh,

QLTT các tỉnh thành liên tiếp xử lý nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm

Định Khang  11/04/2023 23:53

Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2023, Cục QLTT nhiều tỉnh, thành phố đã tăng cường kiểm tra, giám sát, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.

Mục tiêu của “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 là nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Do vậy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2023, Cục QLTT nhiều tỉnh, thành phố đã tăng cường kiểm tra, giám sát, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.

Trong những ngày gần đây, qua quá trình kiểm tra, rà soát, nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm đã được lực lượng QLTT cả nước phát hiện, ngăn chặn kịp thời.



QLTT Đồng Nai kiểm tra, phát hiện và tiêu hủy 5 tấn gan và tai heo đông lạnh vi phạm

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 30/3 vừa qua, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh kiểm tra Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ thực phẩm Sơn Hảo có địa chỉ: 81 đường số 6, hẻm số 3, tổ 14, khu phố 1,thị Trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu. Tại đây lực lượng chức năng phát hiện 5 tấn gan và tai heo đông lạnh trong kho hàng của Công ty. Tại thời điểm kiểm tra, ông Trương Bảo Sơn - Giám đốc Công ty đã xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của lô hàng. Tuy nhiên, không xuất trình được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, ngày 3/4, Đội trưởng Đội QLTT số 2 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chính đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ thực phẩm Sơn Hảo số tiền 35 triệu đồng về hành vi kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy toàn bộ số thực phẩm vi phạm.


Lô hàng được kiểm tra xuất hiện những vết màu đen, có mùi hôi thối, không đảm bảo lưu thông trên thị trường vừa bị QLTT Bắc Ninh phát hiện, buộc tiêu hủy

Tương tự, tại Bắc Ninh, ngày 30/3, Đội QLTT số 2 - Cục QLTT tỉnh phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh thực phẩm thuộc Công ty TNHH Đông Loan, địa chỉ: Thọ Đức, Tam Đa, Yên Phong do ông Nguyễn Văn Đông làm Giám đốc.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 7,1 tấn lòng lợn chưa qua sơ chế đã bốc mùi hôi thối đang được cất giữ tại cơ sở. Ông Đông không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Đoàn kiểm tra đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên.

Làm rõ các hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đông Loan, qua trưng cầu giám định kiểm dịch của Chi cục Chăn nuôi thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh, lực lượng chức năng cho biết, “lô hàng được kiểm tra xuất hiện những vết màu đen, có mùi hôi thối, không đảm bảo lưu thông trên thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng đặc biệt là dễ lây lan dịch bệnh”.

Ngay sau đó, ngày 10/4 Đội QLTT số 2 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đông Loan 34 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa thực phẩm lòng lợn không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Buộc tiêu hủy 7.1 tấn lòng lợn chưa qua sơ chế, bốc mùi hôi thối trị giá 28,4 triệu đồng.


QLTT Tiền Giang kiểm tra, phát hiện 8 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phát hiện 7/8 mẫu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố và 1 mẫu giả về giá trị sử dụng, công dụng

Đặc biệt, liên quan đến đến mặt hàng thuốc và các sản phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, mới đây, Đội QLTT số 6 - Cục QLTT Tiền Giang phối hợp với Thanh tra Sở Y tế tỉnh Tiền Giang kiểm tra đột xuất 4 cơ sở kinh doanh thuốc đông y, thuốc tân dược trên địa bàn huyện Gò Công Tây, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho.

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn đã lấy 8 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe để gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, 8/8 mẫu đều vi phạm, trong đó, 7 mẫu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố và 1 mẫu giả về giá trị sử dụng, công dụng. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm gần 20 triệu đồng.

Đối với 3/4 cơ sở buôn bán sản phẩm thực phẩm có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố, Đội trưởng Đội QLTT số 6 đã ban hành Quyết định xử phạt vào ngày 21/3/2023 với tổng số tiền gần 7 triệu đồng.

Trong khi đó, 1 cơ sở buôn bán thực phẩm giả về giá trị sử dụng, công dụng, Đội QLTT số 6 đã lập thủ tục và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan công an vào ngày 17/3/2023 để tiếp tục điều tra xử lý.

Lãnh đạo Đội QLTT số 6, Cục QLTT Tiền Giang cho biết, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, Đội QLTT số 6 tiến hành tuyên truyền trực tiếp, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; khuyến cáo không kinh doanh hàng giả, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, từ ngày 15/4 đến 15/5/2023 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, ngày, ngày 31/3/2023, Tổng cục QLTT đã ban hành công văn số 604/TCQLTT-CNV về việc triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023. Theo đó, Tổng cục QLTT chỉ đạo và yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm do ngành Công Thương quản lý.

Song song đó, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi lợi dụng tình hình tăng giá bất hợp lý, sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm không đạt chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc...

“Kiểm tra tập trung vào các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo”, công văn nêu rõ.

Ngoài ra, Tổng cục QLTT cũng chỉ đạo, trong quá trình kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật để thương nhân hiểu đúng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm bằng bằng hình thức tuyên truyền miệng; cung cấp văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến an toàn thực phẩm mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm cần tìm hiểu...

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/qltt-cac-tinh-thanh-lien-tiep-xu-ly-nhieu-vu-viec-lien-quan-den-an-toan-thuc-pham-95282.html

Tin cùng chuyên mục   Quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Tin tức mới nhất
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.