Hồ Chí Minh,

QLTT Hà Nội: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu, ổn định thị trường năm 2023

Định Khang  14/01/2023 14:31

Ngày 12/1/2023, Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

Báo cáo về tình hình hoạt động, kiểm tra kiểm soát trong năm 2022 của Cục QLTT Hà Nội, Phó Cục trưởng Trịnh Quang Đức cho biết, trong các tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp cùng với căng thẳng chiến sự quốc tế, đã làm giá dầu thế giới tăng đến mức cao nhất kể từ năm 2008, trong khi kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu nên khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên, nhiên liệu trong nước, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Dù tình hình kinh doanh xăng dầu đã bình ổn, nhưng cũng không tránh được tình trạng có thể thiếu xăng hoặc dầu vào một số thời điểm trong ngày, trong bối cảnh này, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các Đội tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát đối với toàn bộ các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối có kho xăng dầu trên địa bàn Thành phố và tất cả những cửa hàng bán lẻ xăng dầu dừng bán hàng vì lý do nguồn cung theo quy định của pháp luật.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Kết quả, trong năm 2022, tổng số vụ kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ của QLTT Hà Nội đều tăng so với năm trước, đặc biệt tổng số vụ xử lý tăng 17%. Các vụ việc xử lý có độ răn đe cao, tổng số tiền xử lý giảm bằng 71% cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên số tiền xử phạt cao hơn 29% cùng kỳ. Số vụ việc lớn, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự là 45 vụ, tăng hơn 36% so với năm 2021. Nhiều vụ việc nổi cộm có giá trị tuyên truyền cao, tạo được niềm tin to lớn cho nhân dân, ổn định công tác thị trường trên địa bàn Thành phố.

Dự báo trong năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội bên cạnh những thuận lợi, sẽ gặp nhiều thách thức. Hoạt động buôn lậu nhất là các mặt hàng thuốc lá điêu ngoại, rượu, đồ điện tử, điện gia dụng… vẫn diễn biến phức tạp nhưng mức độ, quy mô không lớn. Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn sẽ tiếp diễn do lợi nhuận của hoạt động này khá lớn. Đa phần các loại hàng hóa đều từ các tỉnh, thành khác được vận chuyển đến địa bàn; do vậy đấu tranh chống hàng giả là công tác rất khó khăn, phức tạp.

Đối với gian lận thương mại (nhất là mặt hàng xăng dầu) cùng các hành vi vi phạm khác dự báo vẫn còn tiếp diễn, các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, sử dụng thiết bị công nghệ cao đối phó với cơ quan chức năng. Do vậy, đòi hỏi công tác quản lý địa bàn phải nâng cao về chất lượng và năng lực chuyên môn mới đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh chống gian lận thương mại.

Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên báo cáo phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm mới 2023

Hiện thực hóa mục tiêu trên, năm 2023,Cục QLTT thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì công tác kiểm tra định kỳ theo định hướng kiểm tra được Bộ Công Thương phê duyệt. Cụ thể, tập trung kiểm tra trọng tâm trọng điểm những lĩnh vực do ngành Công thương quản lý như: bánh kẹo, rượu, bia, xăng dầu, kinh doanh khí, kinh doanh hóat chất… Nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính chủ động kiểm tra, xử lý ngay các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, tổ chức lấy mẫu kiểm định chất lượng đối với sản phẩm lưu thông và nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, nước giải khát; hoạt động sản xuất, lưu thông các sản phẩm rượu thủ công, rượu nhập khẩu. Tùy theo tình hình thị trường và căn cứ chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm.

Cũng trong năm 2023, Cục QLTT Hà Nội tiếp tục gắn trách nhiệm quản lý địa bàn của công chức, đơn vị QLTT địa phương, nhất là vai trò và trách nhiệm cá nhân của Đội trưởng, phụ trách đơn vị có liên quan; đồng thời tăng cường phối hợp các lực lượng chức năng khác, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan khác trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm ATTP… Phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm mại trong các đợt khuyến mại tập trung, lợi dụng khuyến mại để trà trộn, đưa vào lưu thông hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc. Chỉ đạo các Đội trực thuộc thực hiện tốt trách nhiệm cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 địa phương; tổ chức tốt sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý thị trường trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách; điều chuyển, đề xuất điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xử lý nghiêm các vi phạm. Tiếp tục giải quyết các đơn thư, tổng hợp báo cáo kết quả xử lý thông tin phản ánh theo Hotline của Tổng cục.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT về tổ chức, tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bằng hình thức đa dạng, thiết thực; thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng ở địa phương.

Phối hợp với địa phương và các cơ quan như: Hải quan, Thuế, Công an... thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu để phục vụ tốt hơn công tác chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, trốn thuế và các hành vi gian lận thương mại khác.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thi đua khen thưởng để tạo ra động lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023.

Phát biểu và chỉ đạo Hội nghị, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá cao nỗ lực của Cục QLTT thành phố Hà Nội trong việc hoàn thành các nhiệm vụ năm 2022, chỉ ra một số điểm sáng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng QLTT Hà Nội trong năm 2022 như: hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực xăng dầu, thương mại điện tử, ATTP... Song Tổng Cục trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của đơn vị trong năm và đề nghị, năm 2023, Cục QLTT Hà Nội phát huy thế mạnh, dần tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc, hạn chế, hướng tới xây dựng lực lượng QLTT ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại.

Toàn cảnh Hội nghị

Một số hình ảnh kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT Hà Nội năm 2022:

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/qltt-ha-noi-nam-chac-dia-ban-danh-trung-muc-tieu-on-dinh-thi-truong-nam-2023-94640.html

Tin cùng chuyên mục   Quản lý thị trường
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.