Hồ Chí Minh,

QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023

Định Khang  25/05/2023 12:53

Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023”, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 175 vụ việc, xử phạt hành chính hơn 1,7 tỷ đồng, buộc tiêu hủy tang vật trị giá gần 1,4 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023” của Cục QLTT thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố, của Tổng cục QLTT về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023”, ngày 10/4, Cục QLTT thành phố đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-QLTTHN, chỉ đạo các Đội QLTT chủ động xây dựng các phương án phối hợp với các cơ quan chức năng quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Đồng thời, chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn, lĩnh vực trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023” với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.


Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023”, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 175 vụ việc, xử phạt hành chính hơn 1,7 tỷ đồng

Thực hiện các mục tiêu trên, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã cử 3 cán bộ, công chức QLTT tham gia 3 Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; đồng thời, chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành (Đoàn kiểm tra liên ngành số 4 Thành phố gồm đại diện các sở, ngành: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Công an thành phố) kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại 7 quận, huyện, thị xã.

Cũng trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023”, Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tại các quận, huyện, thị xã: Tây Hồ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây thực tế kiểm tra, giám sát 8 cơ sở kinh doanh, bao gồm: 1 siêu thị, 3 bếp ăn tập thể, 1 cơ sở sản xuất rượu thủ công, 1 nhà hàng và 2 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại địa phương. Kết quả, Đoàn phát hiện, chuyển UBND huyện Thạch Thất xử lý 1 trường hợp vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm.

Với quyết tâm giữ thị trường trong sạch, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng, từ 15/4/2023 đến 15/5/2023, các Đội QLTT thuộc Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 175 vụ; phạt hành chính trên 1,6 tỷ đồng; xử lý buộc tiêu hủy tang vật, hàng hóa vi phạm là thực phẩm các loại trị giá gần 1,4 tỷ đồng.

Điển hình, ngày 13/4, Đội QLTT số 10 phối hợp với Công an huyện Mê Linh kiểm tra kho lạnh thuộc Công ty CP sản xuất thương mại dịch vụ Nam Khải Phú, địa chỉ: số 81 đường Cách mạng tháng 8, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.

Kết quả, Đoàn kiểm tra phát hiện và tạm giữ 2.579 thùng móng giò lợn đông lạnh đã hết hạn sử dụng, có tổng trọng lượng 51.589kg, trị giá hàng hóa trên 1,1 tỷ đồng. Quá trình làm việc xác minh, Đoàn kiểm tra, phát hiện Công ty Nam Khải Phú đã đưa ra lưu thông 103 thùng móng giò lợn đông lạnh vi phạm, với tổng trọng lượng 2.060kg, trị giá hàng hóa 43,9 triệu đồng.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, trình Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội để trình Chủ tịch UBND Thành phố ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Ngày 24/5, Chủ tịch UBND Thành phố đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Nam Khải Phú 180 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.


Đội QLTT số 25 kiểm tra nhà hàng Sơn Dương, phát hiện cơ sở này đang kinh doanh 480 lít rượu trắng thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tiếp đến, ngày 18/4, Đội QLTT số 25 kiểm tra nhà hàng Sơn Dương, địa chỉ Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Kết quả, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này đang kinh doanh 480 lít rượu trắng thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đội QLTT 25 đã lập biên bản, phạt hành chính số tiền trên 25 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Ngày 25/4, Đội QLTT số 7 phối hợp với Công an huyện Thanh Trì kiểm tra Công ty CP Đầu tư Thương mại và sản xuất Tràng Tiền số 10, địa chỉ tại thôn 3 Xã Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội).

Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh 29.600 sản phẩm kem sữa dừa loại 80g được sản xuất ngày 25/4, song nguyên liệu kem sữa đặc có được Famyl đã quá thời gian sử dụng. Trị giá sản phẩm thành phẩm vi phạm là 53,2 triệu đồng. Đội QLTT số 7 đã lập biên bản, trình Cục trưởng để trình Chủ tịch UBND Thành phố xử lý theo thẩm quyền. Ngày 19/5, Chủ tịch UBND Thành phố đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cơ sở trên số tiền 79,9 triệu đồng về hành vi sử dụng nguyên liệu đã quá thời gian sử dụng để sản xuất thực phẩm và buộc doanh nghiệp tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.


Trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023, QLTT Hà Nội đã kiểm tra, thu giữ và buộc tiêu hủy hàng trăm tấn thực phẩm vi phạm

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, để công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được triển khai có hiệu quả hơn, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra, giám sát, QLTT Hà Nội cũng kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật để thương nhân hiểu đúng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm bằng bằng hình thức tuyên truyền miệng; cung cấp văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến an toàn thực phẩm mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm cần tìm hiểu...

“Lực lượng QLTT Hà Nội sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cùng các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều như bánh kẹo, thực phẩm tươi sống..., kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ quyền và lợi của người tiêu dùng”, lãnh đạo Cục QLTT thành phố Hà Nội thông tin.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/qltt-ha-noi-xu-ly-175-vu-vi-pham-trong-thang-hanh-dong-ve-an-toan-thuc-pham-2023-95692.html

Tin cùng chuyên mục   Quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Tin tức mới nhất
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.