Hồ Chí Minh,

Tổng hợp những sự vụ nổi bật tuần qua

Định Khang  24/04/2023 09:10

Lực lượng QLTT cả nước đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ vi phạm lớn liên quan đến hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đang của người tiêu dùng. Tạp chí Quản lý thị trường tổng hợp và giới thiệu tới bạn đọc một số sự vụ nổi bật tuần qua!

Hà Giang: Thu giữ trên 14.000 sản phẩm dầu gội đầu, kem đánh răng giả mạo nhãn hiệu và nhập lậu

Trưa ngày 22/4/2023, qua công tác trinh sát trên địa bàn, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Hà Giang phối hợp với Công an xã Kim Linh huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, phát hiện và tiến hành khám phương tiện vận tải biển kiểm soát 29D-130.79 do ông Nguyễn Tiến H. sinh năm 1979, địa chỉ: Khu 11, Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ là chủ hàng.

Qua khám, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe đang chở 10.872 gói dầu gội đầu nhãn hiệu Sunsilk, Dove, Lifebuoy, Clear; 428 hộp Kem đánh răng nhãn hiệu Closeup; PS; 36 gói Bột giặt nhãn hiệu OMO có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã được bảo hộ tại Việt Nam. 3.108 gói dầu gội đầu nhãn hiệu XMEN có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Công ty CP Marico South East Asia. 42 chai dầu gội đầu nhãn hiệu Sunsilk, Clear là hàng hoá do nước ngoài sản xuất có xuất sứ Thailand.

Tại thời điểm khám chủ hàng và lái xe không xuất trình được bất cứ giấy tờ, hóa đơn gì chứng minh tính hợp pháp, nguồn gốc hàng hóa trên.


Bến Tre: Thu giữ nhiều xe đạp không có nhãn hàng hóa, không xác định được nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa

Ngày 19/04/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 do Đội QLTT số 2 chủ trì, phối hợp với Công an xã tiến hành kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh Tương Lai Xanh tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Tại thời điểm kiểm tra hộ kinh doanh Tương Lai Xanh chưa xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kiểm tra 10 (mười) chiếc xe đạp điện không có nhãn hàng hóa, không xác định được nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa và 05 (năm) chiếc xe đạp điện không có nhãn hàng hóa, không xác định được nơi sản xuất, xuất xứ, không gắn dấu hợp quy. Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số xe đạp điện nêu trên để xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Tổng trị giá hàng hóa tạm giữ là: 180.500.000 đồng.


Gia Lai: Tạm giữ gần 400 chai thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng

Ngày 19 tháng 4 năm 2023, thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ, Đội Quản lý thị trường số 7 đã kiểm tra, tạm giữ 396 chai thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn đang được bày bán công khai.

Đội Quản lý thị trường số 7 đã tiến hành niêm phong và tạm giữ toàn bộ số hàng đã hết hạn sử dụng nói trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước tình hình giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, nhu cầu sử dụng của người dân vào mục đích đầu tư nông nghiệp ngày càng nhiều. Để đảm bảo về chất lượng cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong thời gian đến, Đội Quản lý thị trường số 7 tiếp tục phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm nếu có và quản lý địa bàn chặc chẽ, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời để đảm bảo cho quyền lợi người tiêu dùng.

TP.HCM: Kiểm tra phát hiện lô kính mắt có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam

Ngày 20 tháng 4 năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Công an phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Mạnh Long, tại phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh do bà V-T-T-Vân làm đại diện hộ kinh doanh. Kết quả kiểm tra phát hiện hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, có trị giá 85.500.000 đồng, gồm: 10 cái gọng kính hiệu GUCCI, made in Italy; 93 cái kính mát hiệu GUCCI, made in Italy; 91 cái kính mát hiệu CHANEL, made in Italy; 30 cái kính mát hiệu DIOR, made in Italy; 32 cái kính mát hiệu GUCCI, không ghi xuất xứ; 30 cái gọng kính hiệu DIOR, made in Italy; 19 cái kính mát hiệu DIOR, không ghi xuất xứ. Tổng cộng: 305 cái.

Toàn bộ hàng hoá nêu trên được mua từ nguồn hàng trôi nổi trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hoá. Đội Quản lý thị trường số 4 tạm giữ toàn bộ số hàng hoá nêu trên để tiếp tục xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.

Phát hiện một cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ vi phạm về Vệ sinh An toàn thực phẩm

Qua công tác quản lý và nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa trên địa bàn, vào hồi 09h00 phút ngày 18/4/2023 Đội Quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩm bao gói sẵn thuộc Hộ kinh doanh Lê Thị Nhung, có địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành (Thửa 106), phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa là thực phẩm qua chế biến bao gói sẵn do nước ngoài sản xuất có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn không thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đang bày bán tại cửa hàng. Đại diện hộ kinh doanh là bà Lê Thị Nhung đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành lập Biên bản tạm giữ 350 đơn vị sản phẩm hàng hóa gồm (Trà sữa, kẹo, bánh quế, sữa bột, ngũ cốc, rong biển, sâm mật ong, sốt ướp thịt) để hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.


Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa phối hợp, kiểm tra, xử lý một số cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

Đội QLTT số 1 đã phối hợp với Đội 2 - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Khánh Hòa, tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Phong, địa chỉ: số 138B đường Bạch Đằng, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh 1.091 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất, chủ kinh doanh không cung cấp được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đoàn đã hoàn tất hồ sơ vụ việc trình Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa xem xét và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu; Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng; Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện với số tiền 47.500.000 đồng; tịch thu 1.091 đơn vị sản phẩm là thuốc lá điện tử và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 231.534.000 đồng; đến nay, chủ hộ kinh doanh đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, Đội 2- Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Khánh Hòa đã bàn giao 01 hồ sơ vụ việc trước đó cho Đội QLTT số 1 của cơ sở Dương Nguyễn Quốc Tiến kinh doanh thuốc lá điện tử, địa chỉ: Tổ 14, Trường Đông, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đội cũng đã hoàn tất hồ sơ vụ việc trình Đội trưởng ban hành quyết định xử phạt vi phạm về hành vi: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; Kinh doanh hàng hóa nhập lậu với số tiền 12.500.000 đồng; tịch thu 54 hộp thuốc lá điện tử; tổng trị giá hàng hóa tịch thu: 16.200.000 đồng; chủ cơ sở cũng đã thi hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tiền Giang: Đột xuất kiểm tra 03 cơ sở có nhiều hành vi vi phạm trong kinh doanh phân bón

Trong 03 ngày liên tiếp 21, 22, 23/3/2023, Đội QLTT số 4 đột xuất kiểm tra đối với 03 cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tại các cơ sở này kinh doanh phân bón hết hạn sử dụng, không thực hiện niêm yết giá, trên nhãn có chữ viết không đúng bản chất về hàng hóa.

Đoàn kiểm tra có lấy 07 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, có 04 mẫu không đạt gồm 03 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và 01 mẫu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tang vật vi phạm là 7,3 tấn phân bón các loại với trị giá gần 90 triệu đồng. Qua xác minh, hoàn chỉnh hồ sơ trình xử lý; ngày 06/4/2023, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt 03 cơ sở về các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng với tổng số tiền gần 125 triệu đồng. Đến thời điểm này, các cơ sở đã thực hiện xong Quyết định xử phạt.


Tiếp tục phát hiện phương tiện vận chuyển chở thực phẩm nhập lậu đi ngược từ hướng Hà Nội - Lạng Sơn

Vào hồi 07 giờ 00 phút, Ngày 19/4/2023 bằng các biện pháp nghiệp vụ đã được thẩm tra, xác minh là có căn cứ, Tổ công tác địa bàn huyện Chi Lăng - chủ trì phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Đội Cảnh sát Giao thông Công an huyện Chi Lăng, tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải xe ô tô tải nhãn hiệu HUYNDAI, biển kiểm soát: 29C-449.89 do ông H.V.M sinh năm 1986 có địa chỉ; xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, Tỉnh Lạng Sơn là người điều kiển phương tiện lưu thông hướng Hà Nội – Lạng Sơn.

Tại thời điềm khám phương tiện vân tải theo quy định, Tổ công tác đã phát hiện trên khoang chở hàng có 12 bao tải dứa màu xanh bên trong chứa đựng gồm: Xúc xích loại 2,5kg/túi có số lượng 550kg (trên bao bì in chứ nước ngoài ); Giày thể thao nhãn hiệu NIKE số lượng 37 đôi. Toàn bộ số hàng hóa trên được sản xuất ngoài Việt Nam. Trị giá lô hàng hóa vi phạm ước gần 100 triệu đồng.

Làm việc với cơ quan chức năng lái xe H.V.M đã khai nhận vận chuyển thuê số hàng hóa trên từ thành phố Hà Nội lên tỉnh Lạng Sơn để giao cho khách hàng, tuy nhiên lái xe không xuất trình được bất kỳ hoá đơn, chứng từ nào liên quan đến hàng hoá của 02 mặt hàng trên. Đội QLTT số 4 đã ban hành quyết định tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa đề xác minh tình tiết, chủ sở hữu, xử lý theo quy định của pháp luật.

Sơn La: Đội QLTT số 1 kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vụ việc lợi dụng mạng xã hội để kinh doanh hàng hoá nhập lậu

Qua công tác theo dõi việc bán hàng trên mạng xã hội Facebook và công tác thu thập thẩm tra xác minh phát hiện tài khoản Facebook mang tên: Tuan Hang Computer có dấu hiệu Kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ngày 18/4/2023, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT tỉnh Sơn La) phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Sơn La) tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Công ty TNHH Tin học Tuấn Hằng do bà Nguyễn Thị Hằng làm đại diện, có địa chỉ tại số 537, đường Lê Duẩn, tổ 2, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở đang bầy bán 01 chiếc máy vi tính xách tay HP Envy x360 2 in 1 Laptop 13-bf0013dx và 01 chiếc máy vi tính xách tay DELL Inspiron 15. Toàn bộ số hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, tại thời điểm kiểm tra, người đại diện của công ty không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan để chứng minh được tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định.

Qua xác minh và làm việc, Đoàn kiểm tra xác định toàn bộ số hàng hoá trên là hàng hoá nhập lậu, người đại diện Công ty thừa nhận hành vi vi phạm, Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và trình Đội trưởng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu tang vật với tổng số tiền thu phạt 60 triệu đồng.

Ngăn chặn kịp thời 230 kg thịt lợn bốc mùi hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Vào hồi 17 giờ 20 phút ngày 18/4/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Đội QLTT số 4 và Đội 3 – Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Hưng Yên; Công an thị xã Mỹ Hào và Trạm thú y thị xã Mỹ Hào, đã tiến hành khám phương tiện ô tô BKS 89C-249.65 do bà N.T.T (có địa chỉ: Xã Cẩm Xá, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) điều khiển. Tại thời điểm khám phát hiện trên xe ô tô có vận chuyển thịt lợn tươi sống có trọng lượng 230kg. Bà N.T.T không xuất trình được bất cứ hóa đơn, giấy tờ gì liên quan đến số hàng hóa mà bà chở trên xe. Cán bộ của trạm thú y thị xã Mỹ Hào đã tiến hành kiểm tra ghi nhận tình trạng thú y của lô hàng hóa sản phẩm động vật nói trên.

Kết quả cơ quan thú y kết luận: Toàn bộ số thịt lợn vận chuyển trên xe có màu sắc tím tái, có nốt xuất huyết trên da biểu hiện tích bệnh truyền nhiễm, đang bốc mùi hôi thối và đang trong quá trình phân huỷ. Chủ lô hàng không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng hoá trên.

Đoàn kiểm tra đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng là bà N.T.T (có địa chỉ: Xã Cẩm Xá, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) với số tiền phạt là: 10.000.000 đồng và buộc tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm có trị giá là: 2.300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính: Vận chuyện sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh theo quy định tại Khoản 5, Điều 20 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính Phủ.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/tong-hop-nhung-su-vu-noi-bat-tuan-qua-95379.html

Tin cùng chuyên mục   Quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Tin tức mới nhất
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.