Trong thời gian tới, việc triển khai các FTA sẽ bước vào giai đoạn thực thi những cam kết mạnh mẽ hơn. Vì vậy cần kết nối, phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ cơ quan quản lý trung ương, địa phương với các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, hội nông dân... để tận dụng cơ hội từ các FTA mang lại.
Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với giá để đồ bằng thép nhập khẩu không dùng bu-lông được đóng gói sẵn.
Ngành logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ các ngành: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá trong nước và các ngành dịch vụ phát triển bền vững.
Tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã, đang và sẽ là đối tác tiềm năng của nhiều địa phương của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực hợp tác.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Quyết định, thông báo gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép dài nhập khẩu.
Dù tháng 2 đã khởi sắc, song Bộ Công Thương đánh giá, do thiếu vắng các đơn hàng xuất khẩu cộng thêm xu hướng giảm của giá hàng hóa đã khiến hoạt động thương mại tiếp tục chậm lại trong những tháng đầu năm 2023.
Sau gần 3 năm tạm dừng hoạt động do đại dịch Covud-19, cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) đã được khôi phục hoạt động xuất, nhập cảnh cho người dân 2 nước qua lại thăm thân, giao thương buôn bán
Trong tháng 1/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng trước và giảm 24% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa vẫn ước tính xuất siêu, đạt 3,6 tỷ USD.
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 1/2023, tuy cả xuất nhập khẩu đều giảm, nhưng nhập khẩu giảm mạnh hơn nên cán cân thương mại đã thặng dư trong tháng đầu năm, ước tính lên tới 3,6 tỷ USD. Đây là một con số khá cao.
Kết thúc năm 2022, ngành Công Thương đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao. Đóng góp vào thành tích này là sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, công nhân viên chức ngành Công Thương và sự chung sức, đồng lòng, bứt phá vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ của các Bộ, ngành.
2023 là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng, đây là cơ hội cho thị trường trong nước phát triển, do đó, trong năm tới, ngành Công Thương với nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao cũng như hoàn thành các chỉ tiêu đề ra của ngành.
Chiều muộn ngày 23/12/2022, Bộ Công Thương đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2022. Góp mặt trong 10 sự kiện này phải kể đến thành tích xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi; thương mại điện tử tiếp tục phát triển bùng nổ...
Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Tài chính, ngày 20/12, Bộ Tài chính đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2022.
Với các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến ngày 15/12, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt mốc 700 tỷ USD. Con số này đã phá vỡ kỷ lục 600 tỷ USD được thiết lập vào năm 2021.
Thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 11/2022, dù lượng đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại nhưng tính chung 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước và vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD).