Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiếp tục phát hiện nhiều đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về khám chữa bệnh, kinh doanh mỹ phẩm và dược phẩm trong cuối tháng Chín, đầu tháng Mười vừa qua.
Các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phối hợp với nhiều địa phương đã triệt phá ‘xưởng’ sản xuất ma túy cực lớn đặt tại huyện Đắk Hà (Kon Tum) do người Trung Quốc điều hành.
Trong 58 công ty có hoạt động mua bán linh kiện, hàng hóa với Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo, có tình trạng một số công ty treo biển nhưng không có hoạt động, có địa chỉ đăng ký kinh doanh không có thật.
Theo Ban chỉ đạo 389 nhận định, hiện nay tình trạng kinh doanh thực phẩm chức năng "xách tay" chưa được kiểm soát nên đã tạo cơ hội cho hàng giả, hàng nhái lưu hành. Bộ Y tế đang lên kế hoạch để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng này.
Theo Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương, cách xác định sản phẩm, hàng hóa là của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam quy định chỉ có 5 cụm từ được phép ghi trên sản phẩm, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; các doanh nghiệp không được phép dùng cụm từ tiếng Anh như "Made in Vietnam" đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa.
Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo (viết tắt là Công ty Asanzo) nhập khẩu máy móc, đồ điện tử gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam rồi dán mác "Made in Vietnam" đang khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay lại đang có nhiều kẽ hở khi không quy định rõ ràng trường hợp nào thì được ghi là "Made in Vietnam" nếu nhập khẩu linh kiện từ nước khác về.
Để được đảm bảo quyền lợi của mình, khi mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.. người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm dưới đây.
Nếu các cơ quan quản lý phát hiện hay nhận được phản hồi về việc website thương mại điện tử buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng hạn chế, hàng cấm trong kinh doanh thì tổ chức cá nhân liên quan sẽ chịu mức phạt vi phạm từ 40-80 triệu vnđ.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Kiều Văn Sơn (sinh năm 1973, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Buôn bán hàng giả".
Từ 1/2/2017, trên thị trường sẽ không còn những hợp đồng in tem chống hàng giả được thực hiện bởi Viện Khoa học hình sự – Bộ Công An, bởi theo công văn 94/C54-P1, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cho biết kể từ ngày 01/02/2017, Viện khoa học hình sự (kể cả 02 phân viện tại TP.HCM và Tp.Đà Nẵng) đã dừng việc nghiên cứu và ký hợp đồng cung cấp tem chống làm hàng giả cho các doanh nghiệp.