Hồ Chí Minh,

Cảnh báo tình trạng gian lận thương mại mặt hàng ắc quy ngoại

Quỳnh Phương  17/09/2019 10:23

Thực trạng gian lận thương mại trong kinh doanh ắc quy nhập khẩu đã diễn ra nhiều năm nay và cũng đã được các nhà sản xuất ắc quy trong nước phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa có nhiều khắc phục.

Nhiều thủ đoạn lách luật trốn thuế

Vừa qua, Công ty CP Pin Ắc quy miền Nam và các nhà sản xuất ắc quy trong nước khác đã phản ảnh tới Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về việc, các doanh nghiệp ắc quy Việt đang phải đối phó với sự cạnh tranh không công bằng từ các sản phẩm ắc quy ngoại nhập lợi dụng các kẽ hở trong quản lý nhà nước để gian lận thương mại.


Cụ thể, việc gian lận thương mại trong kinh doanh ắc quy dưới các hình thức như: Gian lận trong kê khai thuế nhập khẩu; Gian lận trong bán hàng để trốn tránh nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Không bảo đảm chất lượng và bảo hành sản phẩm; Khai báo giá nhập thấp hơn nhiều so với giá thực nhập, khai giảm số lượng bình hoặc giảm dung lượng bình trong lô hàng. Khi giá trị lô hàng tính thuế giảm sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu giảm tiền thuế nhập khẩu phải nộp.

Với hình thức gian lận trong bán hàng để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, trước đây, khi mua hàng, các công ty nhập khẩu sẽ xuất hóa đơn cho khách hàng với giá trị thấp hơn 20 – 30% so với giá thực bán. Nhưng hiện nay, doanh nghiệp không xuất hóa đơn mà thay bằng bảng kê hàng hóa bán hàng, chỉ khi khách hàng có yêu cầu mới xuất hóa đơn với giá trị từ 40% – 70% giá thực bán. Bằng cách này, các hộ kinh doanh ắc quy vừa giảm số lượng hóa đơn phải xuất vừa giấu được doanh số bán hàng nên trốn được thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (VAT) rất lớn, chưa kể hầu hết những hộ kinh doanh ắc quy thường theo hình thức thuế khoán nên lượng thuế phải đóng thường rất thấp.

Hoặc với phương thức không bảo đảm chất lượng và bảo hành sản phẩm, một số doanh nghiệp nhập khẩu chọn cách ăn gian về chất lượng, nhờ đó giảm giá mua vào còn người tiêu dùng thì bị móc túi vì phải mua hàng với giá cao hơn so với giá trị thực của sản phẩm. Ví dụ mua bình ắc quy 12V-150Ah nhưng thực tế chỉ là bình 12V-135Ah. Một chiêu thức khác là giảm chất lượng bằng cách giảm hoạt tính trong ắc quy khiến cho chất lượng, tuổi thọ bình giảm thấp mà người tiêu dùng chỉ có thể phát hiện sau thời gian sử dụng.

Thêm vào đó, đối với những nhà sản xuất ắc quy trong nước, với hệ thống bán hàng trên khắp cả nước, các nhà sản xuất ắc quy trong nước có thể thực hiện chính sách bảo hành trên toàn quốc, nghĩa là người tiêu dùng mua hàng ở nơi này nhưng vẫn có thể bảo hành, đổi ắc quy mới khi có trục trặc ở bất cứ cửa hàng nào ở địa phương khác có kinh doanh sản phẩm của nhà sản xuất.

Trái lại đối với bình ngoại nhập, mua ở đâu buộc phải về chính cửa hàng đó để bảo hành nếu có trục trặc nên quyền lợi của người tiêu dùng không được bảo vệ tốt. Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Tất cả các nhà kinh doanh ắc quy tại Việt Nam đều phải có trách nhiệm thu gom, xử lý tái chế các sản phẩm ắc quy do mình sản xuất do người tiêu dùng thải bỏ để không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ắc quy lại không phải thực hiện theo quy định này, đây là một sự bất bình đẳng giữa nhà sản xuất trong nước và người kinh doanh ắc quy nhập khẩu.

Bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước

Theo các doanh nghiệp, tình trạng gian lận thương mại không chỉ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ắc quy trong nước mà còn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước do việc thất thu các khoản thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà nhập khẩu ắc quy và những người kinh doanh ắc quy nhập khẩu và không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đã có kiến nghị, Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát chất lượng ắc quy nhập khẩu để đảm bảo chất lượng thực của sản phẩm đúng với công bố trên bao bì và phù hợp các yêu cầu về an toàn, môi trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Đặc biệt, cơ quan Hải quan phải có đánh giá chính xác giá ắc quy nhập khẩu để áp giá tính thuế nhập khẩu, tránh tình trạng các nhà kinh doanh ắc quy nhập khẩu khai báo không chính xác giá nhập. Giá thành ắc quy để tính thuế có thể tham khảo giá của các nhà sản xuất ắc quy trong nước hoặc áp dụng mức đơn giá tính thuế theo trọng lượng hoặc dung lượng ắc quy như đang áp dụng ở các quốc gia khác.

Đồng thời, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc xuất hóa đơn của các doanh nghiệp kinh doanh ắc quy nhập khẩu. Bảo đảm tuân thủ quy định khi bán hàng thì phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng và trên hóa đơn phải thể hiện rõ chủng loại bình, nhãn hiệu, giá bán, không ghi ắc quy chung chung như hiện nay.

Thu Hà/ Công thương

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/canh-bao-tinh-trang-gian-lan-thuong-mai-mat-hang-ac-quy-ngoai-11178.html

Tin cùng chuyên mục   Pháp luật
Dù chính sách phát triển thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ngày càng được hoàn thiện, song do cạnh tranh về giá, một số tổ chức, cá nhân vẫn kinh doanh gas giả, gas lậu, sang chiết gas trái phép… với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Tin tức mới nhất
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) đã có các văn bản gửi các Chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.
Ngày 26/5/2023, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự loạt sự kiện cấp Bộ trưởng gồm: Phiên thảo luận 2 của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 29 (MRT 29), họp Bộ trưởng các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dự phiên họp Bộ trưởng các nước ASEAN bên lề Hội nghị kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF); đồng thời có các hoạt động tiếp xúc song phương bên lề với bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, ông Yamada Kenji, Nghị sĩ Quốc hội, kiêm Thứ trưởng Thương trực Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Vụ Chính sách thương mại Đa Biên cho biết, trong hai ngày 26 – 27 tháng 5 năm 2023 tại thành phố Detroit, bang Michigan, Hoa Kỳ, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Hội nghị được đồng chủ trì bởi Đại sứ - Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai và Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo.
Để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu; hướng tới mục tiêu phát triển đa dạng hóa các thị trường với quy mô, cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 (MRT 29), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, các nền kinh tế thành viên APEC cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.