Hồ Chí Minh,

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ba Lan không ngừng phát triển

Định Khang  07/07/2023 09:43

Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan không ngừng phát triển song hành với những thành tựu trong phát triển kinh tế mỗi nước, đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng mạnh trong những năm gần đây.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan, những năm gần đây nhờ nhóm hàng điện thoại, điện tử, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 ngoài Liên minh châu Âu (EU) của Ba Lan đồng thời là bạn hàng lớn nhất của Ba Lan tại Đông Nam Á. Năm 2022, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ba Lan đạt trên 2,5 tỷ USD và nhập khẩu trên 400 triệu USD.


Kim ngạch thương mại song phương hàng năm theo thống kê của Ba Lan có số lượng cao hơn khá nhiều so với thống kê của Việt Nam. Đơn cử năm 2022, trong khi số liệu xuất khẩu của bạn tương đương với số liệu thống kê của ta thì số liệu nhập khẩu của bạn là 3,6 tỷ USD cao hơn 1,1 tỷ USD so với số liệu của Tổng cục Hải quan. Nguyên nhân được cho bởi phương pháp thống kê của bạn dựa trên xuất xứ nên một mặt hàng xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào EU qua cửa khẩu một quốc gia thành viên (thông thường Đức, Hà Lan, Tiệp…) rồi từ đó mới vào Ba Lan vẫn tính là nhập khẩu từ Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Ba Lan bao gồm điện thoại, điện tử, dệt may, giày dép, nông - thủy sản. Các mặt hàng nhập khẩu từ Ba Lan bao gồm: máy móc, thiết bị, dược phẩm, sữa và sản phẩm sữa, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, cao su, sản phẩm từ sắt thép, chế phẩm thực phẩm, đồ nội thất…

Việt Nam - thị trường tiềm năng cho hàng hóa Ba Lan

Là một quốc gia có diện tích lớn, nông nghiệp phát triển, Ba Lan là nhà xuất khẩu hàng đầu: táo, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, các loại thực phẩm chế biến… với thị trường chính là EU. Hiện các nhà sản xuất Ba Lan đang ngày càng quan tâm quảng bá sản phẩm tới các thị trường mới ở châu Á, trong đó có Việt Nam thông qua việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Việt Nam đang nổi lên là thị trường nhập khẩu tiềm năng cho các loại hoa quả ôn đới, thịt bò…

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi đã tạo lợi thế cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản của Ba Lan tiếp cận thị trường Việt Nam. Đơn cử, năm 2021, Việt Nam là nhà nhập khẩu táo hàng đầu thế giới với số lượng trên 90 ngàn tấn, trong đó nhập khẩu từ Ba Lan khoảng 32 ngàn tấn.

Về phía Việt Nam, các doanh nghiệp đã tận dụng EVFTA để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản được cắt giảm thuế. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Ba Lan năm 2022 tăng 80% so với năm 2021 đạt 187 triệu USD. Con số giá trị tuyệt đối không lớn nhưng đó là thu nhập ròng do các nhà sản xuất Việt tạo ra và thu về. Đồng thời nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội khi đem lại thu nhập cho nông dân.


Gian hàng Việt Nam tại một hội chợ ở Ba Lan thu hút nhiều khách tham quan

Thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng Việt vào Ba Lan

Thời gian tới, trong triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư, việc quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam tại thị trường Ba Lan là một trong số ưu tiên hàng đầu.

Trước hết, đây là những mặt hàng chúng ta được hưởng lợi thế tiếp cận thị trường so với các đối thủ cạnh tranh nhờ EVFTA. Sản phẩm trong nước ngày càng đa dạng. Các nhà sản xuất trong nước cũng đã nhận thức rõ sự cần thiết phải áp dụng các quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khắt khe nếu muốn vào các thị trường cao cấp. Đơn cử tại hội chợ thực phẩm vừa qua tại Vac-sa-va, gian hàng của Đại sứ quán Việt Nam rất tấp nập người nếm, thử các loại hoa quả sấy dẻo do doanh nghiệp Việt giới thiệu thăm dò thị trường.

Thứ hai, đặc thù thị trường Ba Lan là các doanh nghiệp Việt hoạt động khá mạnh trong lĩnh vực phân phối và nhà hàng. Các nhà hàng Việt có số lượng lớn và thu hút không chỉ khách hàng Việt mà còn đông đảo thực khách Ba Lan do đó tiêu thụ lượng lớn thực phẩm trong nước. Các siêu thị, cửa hàng Việt cũng phân phối đa dạng sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước. Bởi vậy, khai thác tiềm năng của đội ngũ doanh nghiệp Việt kiều là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Ba Lan.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/thuong-mai-song-phuong-giua-viet-nam-va-ba-lan-khong-ngung-phat-trien-96059.html

Tin cùng chuyên mục   Tiêu dùng
Từ 15h hôm nay (11/11), giá xăng E5 tăng 840 đồng/lít, giá bán là 22.710 đồng/lít (giá liên bộ đưa ra không quá 22.711 đồng/lít); giá xăng RON95 tăng 1.110 đồng/lít, giá bán là 23.860 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, giá bán là 24.980 đồng/lít.
Ngày 11/11/2022, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức họp giới thiệu Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cả nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1039/CĐ-TTg ngày 2/11/2022 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.