Hồ Chí Minh,

Nâng tầm nông sản Việt nhờ truy xuất nguồn gốc

Quỳnh Phương  05/11/2021 12:32

Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quan trọng thúc đẩy ngành nông sản đi lên

Chia sẻ tại hội thảo: "Truy xuất nông sản – Nâng tầm nông sản Việt" mà báo công luận đưa tin, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết: Trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm thì "Truy xuất nguồn gốc" được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Truy xuất nguồn gốc giúp người dùng yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là nông sản.

Đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản là yếu tố bắt buộc để các doanh nghiệp có thể chinh phục các thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe tính minh bạch nguồn gốc chất lượng sản phẩm.truy xuất nguồn gốc nông sản, tem truy xuất nguồn gốc nông sản

Truy xuất nguồn gốc đem lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp

Khi được hỏi về lợi ích của truy xuất nguồn gốc, ông Nguyễn Vũ Trung, chuyên gia Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản khẳng định: Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp, nhưng lợi ích đem về lại rất to lớn.

Truy xuất nguồn gốc có thể thực hiện nhiều mục đích và có thể đem lại nhiều lợi ích như: Quản lý chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối; dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra; bảo đảm sự thu hồi nhanh chóng sản phẩm; giảm thiểu tác động của việc thu hồi sản phẩm bằng cách giới hạn phạm vi sản phẩm có liên quan.

Đặc biệt, việc truy xuất nguồn gốc cũng giúp giải quyết việc giả mạo chuỗi cung ứng thực phẩm, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường"- ông Trung chia sẻ thêmtruy xuất nguồn gốc nông sản, tem truy xuất nguồn gốc nông sản

Chính vì vậy, doanh nghiệp các ngành hàng, đặc biệt là nông sản nên chủ động ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Đây không chỉ là hành động bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng mà còn bảo vệ chính chủ cơ sở sản xuất khi có vấn đề liên quan đến an toàn, chất lượng sản phẩm.

Và để truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ đắt lực trong quản lý sản phẩm, minh bạch chất lượng, các doanh nghiệp cũng cần có công nghệ số phù hợp để có thể thực hiện. Nếu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thực hiện truy xuất nguồn gốc các doanh nghiệp có thể liên hệ đến các đơn vị cung cấp tem truy xuất nguồn gốc để thực hiên.

Xem thêm:Tem truy xuất nguồn gốc nông sản:Nên sử dụng loại nào?

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/nang-tam-nong-san-viet-nho-truy-xuat-nguon-goc-19753.html

Tin cùng chuyên mục   Tiêu dùng
Từ 15h hôm nay (11/11), giá xăng E5 tăng 840 đồng/lít, giá bán là 22.710 đồng/lít (giá liên bộ đưa ra không quá 22.711 đồng/lít); giá xăng RON95 tăng 1.110 đồng/lít, giá bán là 23.860 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, giá bán là 24.980 đồng/lít.
Ngày 11/11/2022, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức họp giới thiệu Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cả nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1039/CĐ-TTg ngày 2/11/2022 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.
Tin tức mới nhất
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.