Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam-Vân Nam (Trung Quốc) mới chỉ đạt 3,2 tỷ USD, tuy nhiên, con số trên mới chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc. Vì vậy, tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn.
Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp thiết thực để thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trong thời gian tới; đồng thời mong muốn Hoa Kỳ cũng có nghiên cứu, đánh giá khách quan để xử lý dứt điểm các vấn đề song phương hiện nay, đặc biệt là các nội dung liên quan đến phòng vệ thương mại và thao túng tiền tệ.
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng cao vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường trong nước để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Tháng 10 năm 2022, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã ký kết một số văn kiện tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa với một số đối tác Trung Quốc như Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Việt – Trung; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại…
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, giống gạo hương Phaka Lamduan của Cam-pu-chia đã đánh bại giống gạo hương Hom Mali của Thái Lan để giành danh hiệu gạo ngon nhất thế giới 2022 tại Hội nghị Gạo Toàn cầu được tổ chức tại Phuket, Thái Lan.
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và New Zealand có tính bổ sung cho nhau, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp và cán cân thương mại luôn được duy trì ở mức cân bằng.