Để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu; hướng tới mục tiêu phát triển đa dạng hóa các thị trường với quy mô, cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối giữa Sở Công Thương Trà Vinh với các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở rộng tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hình thức trực tuyến.
Công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu quả vải hiện đã chuẩn bị xong. Riêng với thị trường Trung Quốc, công tác hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp các yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu vải thiều đang diễn ra rất thuận lợi...
Tiếp nối những thành tựu trong những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản trong tháng 4/2023 khi tăng mạnh cả về lượng và trị giá xuất khẩu.
Năm 2023, thời tiết thuận lợi, các trà vải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sinh trưởng, phát triển tốt, dự báo sản lượng vải toàn tỉnh đạt trên 180.000 tấn. Trong đó, vải dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với 17 mã số vùng trồng, diện tích 205 ha, sản lượng đạt 1.500 tấn.
Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp, hợp tác xã Sơn La các kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, vừa góp phần quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu nông sản của tỉnh nhà vừa giúp gia tăng cơ hội kết nối giao thương...
Xác định tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và những định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, trong thời gian qua Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số.
Tham gia Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan, nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam như: hoa quả đóng hộp các loại, trái cây đông lạnh đóng hộp, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt tiêu, quế, hồi... đã thu hút đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản tham quan, giao dịch.
Việt Nam hiện có 246 mã số vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phía Trung Quốc.
Ngành điều Việt Nam cần chiến lược bài bản để khai thác tối đa giá trị thương hiệu quốc gia. Làm được điều này, Hiệp hội, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu, coi đây là giải pháp cần thiết và cấp bách, phải có thương hiệu thì sản phẩm điều Việt Nam mới có giá trị cao và tìm được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thế giới.
Hiện Việt Nam mới chỉ có 104 chỉ dẫn địa lý, một con số rất nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất nông sản của cả quốc gia. Các logo về chỉ dẫn địa lý bằng hình ảnh thiết kế chưa tạo được ấn tượng. Điều đó cho thấy đầu tư cho hình ảnh nông sản Việt chưa kỹ càng.
Tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) sẽ nghiên cứu, sẵn sàng làm việc với các cơ quan liên quan để thúc đẩu việc mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam, nhất là đối với quả dừa tươi.
Những ngày gần đây, nhiều hệ thống siêu thị và sàn thương mại điện tử đã cùng vào cuộc hỗ trợ thu mua cam sành tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với giá cao hơn để hỗ trợ bà con nông dân.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya. Trao đổi với Đại sứ, Bộ trưởng đề nghị Ấn Độ tiếp tục mở cửa cho nông sản của Việt Nam.
Không chỉ gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần phải hướng đến xuất khẩu bền vững và tìm cách giữ được đối tác quan trọng này.
Nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và Senegal, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal đã tổ chức chương trình công tác tại quốc gia Tây Phi này từ ngày 16 đến 21/12/2022 để làm việc với các bộ, ngành doanh nghiệp sở tại và tham dự Hội chợ quốc tế Dakar.