Hồ Chí Minh,

Giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt

Định Khang  27/02/2023 11:14

Hiện Việt Nam mới chỉ có 104 chỉ dẫn địa lý, một con số rất nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất nông sản của cả quốc gia. Các logo về chỉ dẫn địa lý bằng hình ảnh thiết kế chưa tạo được ấn tượng. Điều đó cho thấy đầu tư cho hình ảnh nông sản Việt chưa kỹ càng.

Đây là thông tin được nhiều chuyên gia đưa ra thảo luận trong cuộc họp tham vấn với các ngành hàng, doanh nghiệp về việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây.

Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng đại diện các cơ quan, đơn vị đã lắng nghe và tiếp thu nhiều góc nhìn, nhiều ý kiến đóng góp về việc xây dựng thương hiệu nông sản đến từ các khách mời là chuyên gia xây dựng thương hiệu của các ngành hàng, doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm.


Câu chuyện xây dựng, giữ gìn và bảo vệ thương hiệu Gạo ST25 là bài học cũng như kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp, ngành hàng

Ở góc độ chuyên gia, ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam đưa đến câu chuyện xây dựng thương hiệu “kim chi” của Hàn Quốc nổi tiếng thế giới để làm dẫn chứng và cho rằng, nông sản Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để ghi danh trên bản đồ thế giới.

“Rõ ràng chúng ta thấy nông nghiệp Việt Nam phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng”, ông Mạnh nhận định và cho rằng, nông sản nói riêng và các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam chưa định vị được truyền thông thương hiệu và lý do là vấn đề chỉ dẫn địa lý chưa hoàn thiện, thiếu rất nhiều nhãn hiệu quốc tế.

Lấy ví dụ cho quan điểm trên, ông Lại Tiến Mạnh cho rằng, hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 104 chỉ dẫn địa lý, một con số rất nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất nông sản của cả quốc gia. Các logo về chỉ dẫn địa lý bằng hình ảnh thiết kế chưa tạo được ấn tượng. Điều đó cho thấy đầu tư cho hình ảnh nông sản Việt chưa kỹ càng. Đối với đăng ký chứng nhận quốc tế, hiện tại đã dăng ký cho sản phẩm gạo, còn cà phê và thủy sản đang triển khai chưa có kết quả, chưa nói đến các mặt hàng nông sản thế mạnh khác.

Do vậy, theo ông Lại Tiến Mạnh, để xây dựng thương hiệu nông sản cần bắt đầu từ tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng, từ nuôi trồng đến sản xuất, xuất khẩu đều cần phải cải thiện. Trong đó, khâu kiểm soát chất lượng khi đưa sản phẩm ra nước ngoài là cực kỳ quan trọng, đây là vấn đề sống còn đối với việc xây dựng thương hiệu.

Cùng với đó, ông Mạnh cho rằng, để xây dựng thương hiệu nông sản nói riêng cũng như thương hiệu các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp, ngành hàng cần có một chiến lược truyền thông bài bản và đồng nhất.

Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Hồng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH The Red - công ty tư vấn truyền thông chuyên nghiệp cũng cho rằng, điểm yếu trong việc xây dựng thương hiệu của chúng ta nằm ở chỗ nhận diện thương hiệu, do vậy, cần xác định, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam là việc làm cực kỳ cần thiết và cấp bách, phải có thương hiệu thì sản phẩm Việt Nam mới có giá trị cao và tìm được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thế giới.


Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam là việc làm cực kỳ cần thiết và cấp bách, phải có thương hiệu thì sản phẩm Việt Nam mới có giá trị cao và tìm được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thế giới.

Trước đó, xoáy sâu phân tích ở góc độ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam dựa trên khai thác yếu tố vùng, miền, chuyên gia thương hiệu Nguyễn Quốc Thịnh từng phân tích, hiện nay xây dựng thương hiệu nông sản đối mặt không ít khó khăn, tồn tại. Điển hình như, nông sản Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng đảm bảo.

Đa số nông sản được trồng và sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, nguồn giống cây trồng, vật nuôi thiếu sự kiểm soát và định hướng. Quy trình sản xuất còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm, tập quán; công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn thủ công thô sơ; ứng dụng khoa học trong sản xuất và chế biến nông sản chưa nhiều dẫn đến chất lượng thiếu đồng nhất, thiếu ổn định.

Sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể chủ yếu được xác định chất lượng bằng màu sắc, hình dáng, mùi vị… dựa vào cảm quan là chính nên rất khó định lượng để đề ra tiêu chuẩn chung cho sản phẩm đó.

Thời gian tới, liên quan đến câu chuyện thúc đẩy xây dựng thương hiệu nông sản Việt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản chủ lực khác của ngành nông nghiệp, tích hợp một số chương trình đã triển khai từ trước đó nhằm tạo sự lan tỏa và ảnh hưởng tích cực trên thị trường quốc tế như: Lúa gạo, thịt, thủy sản, rau quả, mía đường, cà phê, chè, hạt điều, hồ tiêu, cao su, dừa, gỗ và các sản phẩm gỗ.

Đồng thời, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thương hiệu của đặc sản vùng miền và thương hiệu mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển thông qua các hoạt động quảng bá, hội chợ, triển lãm,...

Trong Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp diễn ra hồi tháng 1/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để khẳng định giá trị của nông sản Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp, ngang tầm yêu cầu phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/giai-phap-xay-dung-thuong-hieu-cho-nong-san-viet-94926.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.