Hồ Chí Minh,

Đồng hành, hỗ trợ hợp tác xã Sơn La kinh doanh nông sản trên nền tảng số

Định Khang  21/04/2023 15:36

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp, hợp tác xã Sơn La các kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, vừa góp phần quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu nông sản của tỉnh nhà vừa giúp gia tăng cơ hội kết nối giao thương...

Ngày 20/4/2023, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Sơn La và nền tảng mạng xã hội Tiktok tổ chức “Khoá tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho kinh tế tập thể và hợp tác xã”.

Đây là Khóa tập huấn nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2023. Khóa tập huấn đã thu hút 50 doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sơn La tham dự.

Trong Khóa tập huấn, doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh Sơn La dược các chuyên gia hướng dẫn triển khai các hoạt động bán hàng trên nền tảng số từ khâu chuẩn bị, tạo tài khoản, đưa sản phẩm lên gian hàng và theo dõi đơn hàng; cách chụp ảnh, xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm đến cách thức gói bọc, vận chuyển đảm bảo chất lượng sản phẩm và truyền đạt thông tin về sản phẩm với khách hàng thông qua hoạt động Livestream...


Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Xúc tiến thương mại cho biết, qua Khóa tập huấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ từng bước xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu sản phẩm tiềm năng của mình

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Xúc tiến thương mại cho biết, qua Khóa tập huấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ từng bước xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu sản phẩm tiềm năng của mình, từ đó tổ chức sản xuất, cung ứng các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. “Khóa tập huấn góp phần nâng tầm giá trị thương hiệu của nông sản Việt Nam, giúp gia tăng cơ hội kết nối giao thương thành công, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa”, Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Cũng theo thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại, Sơn La là vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước với trên 84.700ha cây ăn quả, sản lượng trái cây hàng trăm nghìn tấn quả mỗi năm; có 281 mã số vùng trồng đã được cấp và xuất khẩu sang thị trường các nước Úc, Mỹ, Trung Quốc, EU... Trong đó, nhiều loại trái cây chủ lực nổi tiếng, như xoài tròn Yên Châu, Mận hậu Sơn La, nhãn Sông Mã, na Mai Sơn.

Thời vụ thu hoạch các loại trái cây của Sơn La bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 11 dương lịch hằng năm. Do vậy, hoạt động đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương thông qua nền tảng số là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế số nông nghiệp.

“Việc tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số sẽ giúp giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh thương mại qua nền tảng số, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.


Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hành kỹ năng livestream bán hàng trên nền tảng số

Cũng theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, hoạt động tư vấn, đào tạo hướng tới các mục tiêu cụ thể gồm từng bước hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng, thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại; hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử thông qua phương thức livestream bán hàng trên nền tảng tiktok và các ứng dụng khác.

Đây cũng là dịp giúp tỉnh Sơn La đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử thông qua phương thức, kỹ năng livestream bán hàng trên nền tảng trực tuyến hoặc các ứng dụng. Giúp người dân tiếp cận với công nghệ, thay đổi tư duy bán hàng và thực hành thành thục kỹ năng bán hàng livestream.

Năm 2023, Sơn La là tỉnh đầu tiên được Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với địa phương tổ chức “Khóa Tập huấn Kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho kinh tế tập thể và hợp tác xã”.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/dong-hanh-ho-tro-hop-tac-xa-son-la-kinh-doanh-nong-san-tren-nen-tang-so-95374.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.