Tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) sẽ nghiên cứu, sẵn sàng làm việc với các cơ quan liên quan để thúc đẩu việc mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam, nhất là đối với quả dừa tươi.
Những ngày gần đây, nhiều hệ thống siêu thị và sàn thương mại điện tử đã cùng vào cuộc hỗ trợ thu mua cam sành tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với giá cao hơn để hỗ trợ bà con nông dân.
Thương mại điện tử xuyên biên giới đã mở ra cơ hội lớn cho hàng nông sản tiếp cận với Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nông sản lớn của nước ta, đặc biệt là rau quả.
An toàn thực phẩm: Từng khâu phải bảo đảm sạch, không có hóa chất độc hại hoặc trong ngưỡng cho phép
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, không chỉ kiểm tra phần ngọn khi thực phẩm lên mâm lên bát rồi mới đi hoặc kiểm nghiệm xem có an toàn hay không; mà là cả quá trình, đặc biệt là nông sản. Bắt đầu từ khâu trồng trọt, chăn nuôi cho tới giết mổ... từng khâu phải bảo đảm sạch, không có hóa chất độc hại hoặc được kiểm soát trong ngưỡng cho phép.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định, hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc, tem nhãn hàng hóa… là chuyện dứt khoát phải bảo đảm đối với nông sản Việt nếu muốn vươn ra thị trường quốc tế.
Ngày 31/7/2018, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ cùng với Cục Sở hữu trí tuệ và Hội nông dân TP. Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển nông sản Cần Thơ", nhằm tìm ra giải pháp xây dựng thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản TP. Cần Thơ, hướng đến xuất khẩu đến các thị trường quốc tế.
Gần đây, nhiều mặt hàng có thương hiệu của Quảng Ngãi bị làm giả bởi sản phẩm cùng loại từ các địa phương khác. Tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Việc kiểm tra, xử lý đã và đang được triển khai, nhưng còn thiếu chặt chẽ.