Hồ Chí Minh,

Hà Nội mở rộng thanh tra an toàn thực phẩm: Cơ sở liên tục đóng cửa "né" đoàn sẽ cho dừng hoạt động

Quỳnh Phương  11/10/2019 09:35

 Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, các đoàn thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm ở Hà Nội hiện mới tập trung vào lĩnh vực y tế, trong khi "gốc" của vấn đề bảo đảm chính là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, thời gian tới công tác thanh tra cần toàn diện hơn.

Từ 10/7, Hà Nội mở rộng thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm tới xã, phường. Ảnh: TL

Khó chồng khó

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, từ ngày 10/7, TP Hà Nội mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Báo cáo tại Hội nghị Đánh giá tiến độ thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm tuyến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn vừa được Hà Nội tổ chức cho thấy, tính đến ngày 20/9, có 29/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thanh tra an toàn thực phẩm và tiến hành thanh tra 310 cơ sở thực phẩm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 96 cơ sở với số tiền hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, có 18/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm tại tuyến xã, phường, thị trấn. Kết quả, 131/584 xã, phường, thị trấn đã tiến hành thanh tra 859 cơ sở thực phẩm, trong đó xử phạt 206 cơ sở với số tiền phạt hơn 408 triệu đồng.

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian qua, thành phố đã dành nguồn kinh phí gần 5 tỷ đồng tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ thanh tra cho gần 4.000 công chức, viên chức và đào tạo cấp chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm xét nghiệm cho 1.240 người. Dù vậy, chỉ được tập huấn trong thời gian ngắn, nên công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra gặp khó khăn khi triển khai trên thực tế vì kiến thức, kinh nghiệm hạn chế.

Đại diện Sở Công thương Hà Nội cho hay, khó khăn đầu tiên là về nguồn nhân lực. "Cán bộ thanh tra chủ yếu là kiêm nhiệm nên không có trình độ chuyên môn. Vì còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, họ cũng khó dành thời gian cho thanh tra", đại diện Sở Công Thương cho biết. Thêm vào đó, quy trình kiểm tra còn lúng túng, trình tự thủ tục, thời gian thanh tra cũng chưa thực hiện đúng theo quy định. Đặc biệt, việc thiếu trang thiết bị xét nghiệm cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thanh tra…

Đại diện quận Nam Từ Liêm lại lo ngại chuyện chồng chéo thanh tra, bởi trên địa bàn quận có lực lượng công an môi trường, quản lý thị trường cũng tham gia vào công tác quản lý an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sau khi cán bộ được đào tạo cấp chứng chỉ thanh tra, họ thay đổi công việc nên quận này lại phải tổ chức đào tạo lại.

Bà Phạm Thị Thanh Nhàn, Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm cho rằng, thủ tục thiết lập hồ sơ thanh tra phức tạp cũng gây ra sự lúng túng khi triển khai. Thậm chí, với những cơ sở nhỏ lẻ, khi đoàn thanh tra đến và vừa đưa ra kế hoạch thanh tra, lập tức họ đóng cửa, hay khi ra quyết định xử phạt, cơ sở đã nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác.

Muốn thanh tra hiệu quả phải liên tục triển khai

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho hay, Hà Nội là một trong 9 địa phương thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm một cách bài bản, nghiêm túc. Còn theo ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2019, thành phố chưa để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm lớn với nhiều người mắc. Ông Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, việc thanh tra muốn đạt hiệu quả phải được triển khai liên tục.

"Khi thanh tra, cơ sở đóng cửa thì lần sau lại đến và nếu họ tiếp tục đóng cửa thì sẽ cho dừng hoạt động luôn", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói. Ông Nguyễn Văn Sửu cũng cho rằng, trong quá trình thanh tra cần phát huy hiệu quả của các xe kiểm nghiệm nhanh lưu động hiện có, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, từ đó thay đổi hành vi của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Sửu yêu cầu các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các quận, huyện phải đi kiểm tra an toàn thực phẩm ít nhất 1 lần/tháng; Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra 1 lần/tuần. Ngoài ra, các quận, huyện phải thực hiện 1 tháng/lần tổ chức giao ban, đánh giá công tác triển khai thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm, từ đó rút kinh nghiệm triển khai tốt hơn. Thành phố sẽ quyết tâm triển khai công tác thanh tra chuyên ngành hiệu quả, góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm: Nghiêm minh và bền bỉ

Hòa Xuân/ Giadinh.net

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/ha-noi-mo-rong-thanh-tra-an-toan-thuc-pham-co-so-lien-tuc-dong-cua-ne-doan-se-cho-dung-hoat-dong-12522.html

Tin cùng chuyên mục   An toàn thực phẩm
Từ 15h hôm nay (11/11), giá xăng E5 tăng 840 đồng/lít, giá bán là 22.710 đồng/lít (giá liên bộ đưa ra không quá 22.711 đồng/lít); giá xăng RON95 tăng 1.110 đồng/lít, giá bán là 23.860 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, giá bán là 24.980 đồng/lít.
Ngày 11/11/2022, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức họp giới thiệu Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cả nước.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.