Trong 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc với 9,67 nghìn tấn, trị giá 15,32 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 3028/BCT-XNK, ngày 19/5/2023 của Bộ Công Thương về xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2022.
Thời gian tới, xuất khẩu cao su vẫn gặp khó khăn do ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và châu Âu đang chịu ảnh hưởng bởi lạm phát cao, sức cầu tiêu dùng suy yếu.
Tiếp nối những thành tựu trong những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản trong tháng 4/2023 khi tăng mạnh cả về lượng và trị giá xuất khẩu.
Dự báo, trong Quý II/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có khả năng sẽ phục hồi trở lại nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê của khu vực châu Âu tăng.
Cơ hội xuất khẩu hàng hóa sẽ còn rộng mở, khi Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đang có chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh. Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai bên, góp phần tạo xung lực mới phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và vững chắc trong những thập kỷ tới.
Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 của Bộ Công Thương cho biết, bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã tiếp tục ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2023.
Bốn tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 210,79 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính thặng dư 6,35 tỷ USD.
Uruguay là thị trường tiềm năng và là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Song thời gian qua, hợp tác thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Chính vì vậy, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ mở ra cơ hội giúp đẩy mạnh kinh tế, thương mại và hợp tác cùng phát triển với các nước Mỹ Latinh; trong đó, có Uruguay.
Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” được tổ chức với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu... là một trong những minh chứng rõ nét nhất về nỗ lực, trách nhiệm của ngành Công Thương trước tình hình kinh tế đất nước và trước chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” cho biết, dù đã đạt được những kết quả tương đối tích cực trong năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong các tháng đầu năm 2023 đã có dấu hiệu sụt giảm.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 3/2023, hoạt động xuất khẩu có nhiều tín hiệu khả quan khi có tới 41/45 nhóm hàng có trị giá tăng so với tháng trước. Như vậy, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong tháng 3/2023 tăng 3,66 tỷ USD so với tháng trước.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria cảnh báo, bên cạnh những tín hiệu tích cực trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Algeria, các doanh nghiệp Việt Nam phải thận trọng, tránh những rủi ro trong thương mại.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn bởi sức ép cạnh tranh lớn từ các nước cung cấp khác. Song, bức tranh xuất khẩu thủy sản vẫn có những điểm sáng, khi FTA Việt Nam và Israel được hoàn tất.
Trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan. Song, xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức, có nguy cơ bị sụt giảm thị phần. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý chú trọng về chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh.
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến giữa tháng 3/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ.