Hồ Chí Minh,

Xuất khẩu hàng hóa sang Canada sẽ đối diện với nhiều thách thức

Định Khang  13/04/2023 10:57

Trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan. Song, xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức, có nguy cơ bị sụt giảm thị phần. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý chú trọng về chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh cho biết, trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan.

Cũng theo bà Trần Thu Quỳnh, Canada là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khối G7, duy trì được tăng trưởng việc làm, khống chế được lạm phát, nhờ đó nhu cầu nhập khẩu của địa bàn vẫn được duy trì ở mức cao.

Theo số liệu nước sở tại, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong ASEAN sang địa bàn.


3 lĩnh vực, mặt hàng có nguy cơ ảnh hưởng lớn là thủy sản, dệt may, tấm pin năng lượng mặt trời

Nhóm 10 mặt hàng chủ chốt của Việt Nam sang Canada vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, trừ mặt hàng thuỷ sản giảm 26%. Da giày ghi nhận tốc độ tăng trưởng tới 122% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng nông sản cũng có tốc độ tăng trưởng tốt, ở cả nhóm rau củ quả, gia vị và gạo. Gỗ nội thất cũng có xu hướng phục hồi so với 2022.

“Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn có thể bị tác động bởi nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan”, bà Trần Thu Quỳnh lưu ý và cho biết, Canada có dung lượng thị trường trung bình do quy mô dân số nhỏ, có tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý xa nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều.

Canada tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, vì vậy, có nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng mặt hàng và lợi thế về thuế quan nên hàng hoá Việt Nam dễ bị thay thế kể cả khi đã vào được thị trường. Trong đó, phong trào “Buy local” để giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng được ủng hộ mạnh ở Canada cũng đang trở thành một hình thức gia tăng bảo hộ mới.

Ngoài ra, bà Trần Thu Quỳnh cũng cảnh báo một số lĩnh vực mặt hàng có nguy cơ lớn trong thời gian tới. Cụ thể, mặt hàng dệt may có giá trị xuất khẩu vào thị trường Canada năm 2022 đạt khoảng 1 tỷ USD, kỳ vọng duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2023 do các tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng nhóm hàng này vẫn đạt khoảng 10%.

Tuy nhiên, ngày 28/3, Canada đã công bố danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và GSP tăng cường kéo dài từ năm 2023- 2034. Việt Nam hiện đang được hưởng GSP tuy nhiên chỉ kéo dài đến ngày 31/12/2023.

“Chúng tôi đang tìm hiểu khả năng Việt Nam tiếp tục được hưởng theo chế độ GSP tăng cường, việc này rất quan trọng với ngành dệt may Việt Nam”, bà Trần Thu Quỳnh thông tin.


Với mặt hàng thủy sản, khó khăn đối với mặt hàng của Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân Canada có xu hướng giảm dấu chân cacbon trong tiêu dùng và xu hướng quay về nhập khẩu sản phẩm từ khu vực Nam Mỹ

Theo ghi nhận của Thương vụ, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada ngoài sử dụng form xuất xứ từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) rất nhiều doanh nghiệp sử dụng form xuất xứ theo ưu đãi GSP.

Bởi lẽ, GSP cho phép dệt may Việt Nam sử dụng nguyên tắc xuất xứ từ cắt và may trở đi trong khi CPTPP quy định từ sợi trở đi. Nếu không được áp dụng GSP, nhiều sản phẩm của Việt Nam không đảm bảo vấn đề đầu vào.

Đây thực sự là thách thức không nhỏ cho Việt Nam bởi danh sách được hưởng GSP lần này Canada vẫn gia hạn cho 1 số đối thủ cạnh tranh lớn cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam như Bangladesh, Campuchia.

Với mặt hàng tấm pin nhiên liệu mặt trời, Việt Nam hiện đang xuất khẩu khoảng 500 triệu USD giá trị mặt hàng này vào Canada, chiếm 27% thị phần. Việc Hoa Kỳ có khả năng áp thuế chống bán phá giá đối với các nước sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời thì việc áp thuế này đối với sản phẩm của Việt Nam là hoàn toàn có thể.

Với mặt hàng thủy sản, khó khăn đối với mặt hàng của Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân Canada có xu hướng giảm dấu chân cacbon trong tiêu dùng và xu hướng quay về nhập khẩu sản phẩm từ khu vực Nam Mỹ. Mặt khác, Canada đang đẩy mạnh ký kết nhiều hiệp định thương mại ở khu vực Nam Mỹ, Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, như Ecuado, xa hơn sẽ là Indonesia…

Những thách thức này đã tác động lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Canada, nguy cơ sụt giảm mạnh thị phần. Đây là điều doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý cả về chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh về giá đối với đối thủ, đặc biệt khi họ có hưởng lợi từ các hiệp định thương mại.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/xuat-khau-hang-hoa-sang-canada-se-doi-dien-voi-nhieu-thach-thuc-95291.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.