Hồ Chí Minh,

Xuất khẩu thủy sản dự kiến phục hồi từ Quý III/2023

Định Khang  18/04/2023 15:32

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn bởi sức ép cạnh tranh lớn từ các nước cung cấp khác. Song, bức tranh xuất khẩu thủy sản vẫn có những điểm sáng, khi FTA Việt Nam và Israel được hoàn tất.

Dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 3/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 766,4 triệu USD, giảm 24,4% so với tháng 3/2022. Tính chung Quý I/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,83 tỷ USD, giảm 27,3% so với cùng kỳ.

Lý giải về kết quả sụt giảm này, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, một phần do xuất khẩu Quý I/2022 đã tăng đột biến tới 45,4% so với cùng kỳ năm 2021. So với thời điểm trước dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản Quý I/2023 cao hơn 2,3% so với Quý I/2019.


Bộ Công Thương kỳ vọng những dấu hiệu tích cực của thị trường xuất khẩu sẽ sớm trở lại trong nửa cuối năm

Về thị trường xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Quý I/2023, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh khi xuất khẩu sang hầu hết các thị trường giảm, trong khi xuất khẩu sang Hồng Kông, Philippin, Israel tăng.

Đáng chú ý, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 3/2023, đạt 135,6 triệu USD, giảm 2% so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 322,1 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu do giá thủy sản giảm. Mặc dù vậy, tốc độ giảm xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đã có dấu hiệu chậm lại.

Với Hoa Kỳ, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng giảm bởi lạm phát cao, trong khi tồn kho thủy sản vẫn ở mức cao khi các nhà nhập khẩu đã đẩy mạnh nhập khẩu trong nửa đầu năm 2022. Dự kiến, Quý II/2023 xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm mạnh do mức nền cao của cùng kỳ năm 2022. Từ Quý III/2023 trở đi, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này sẽ giảm chậm lại.

Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc chưa được như kỳ vọng, tiếp tục giảm 36,8% trong tháng 3/2023, đạt 112,76 triệu USD. Tính chung Quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 238,37 triệu USD.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, hiện nay, hàng thủy sản của Việt Nam hiện đang chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các nước cung cấp khác. Như với mặt hàng tôm của Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn của Ecuador và Ấn Độ khi thế mạnh của 2 nước này là sản phẩm tôm đông lạnh, cỡ nhỏ, giá rẻ. Các mặt hàng thủy hải sản khác, như các loài cá biển, mực, bạch tuộc... Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu từ các nước khác.

Đáng chú ý, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Israel tháng 3/2023 tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 6,5 triệu USD. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Israel đạt 19,49 triệu USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2022, là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất. Mặc dù là thị trường nhỏ, nhưng trong bối cảnh nhu cầu từ các thị trường lớn, truyền thống đều đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Israel tăng là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu thủy sản.

Mặt khác, việc Bộ Công Thương hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam và Israel vào ngày 2/4 được cho là rất có ý nghĩa với doanh nghiệp thủy sản. Hiện nay trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường Israel mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao, nhưng đây là một thị trường rất tiềm năng bởi có sức mua, khả năng thanh toán cao. Bởi vậy, thị trường này còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể khai thác trong thời gian tới.

Bộ Công Thương kỳ vọng những dấu hiệu tích cực của thị trường xuất khẩu sẽ sớm trở lại trong nửa cuối năm, thời điểm cao điểm của các đơn hàng xuất khẩu chủ lực thông thường.

"Kỳ vọng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có xu hướng phục hồi từ cuối Quý II và tăng trở lại trong nửa cuối của năm 2023, vốn cũng là thời điểm mùa vụ xuất khẩu và theo chu kỳ, do vậy, xuất khẩu có thể bật tăng. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản cần hướng đến các thị trường tiềm năng ở Trung Đông, Mỹ Latinh; sớm hoàn tất thủ tục phê chuẩn để ký kết, đưa vào thực hiện Hiệp định FTA với Israel. Bắt tay vào triển khai đàm phán FTA với UAE; thúc đẩy đàm phán FTA với các nước khối Mercosur để khai mở thị trường Mỹ La tinh", bà Nguyễn Thị Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/xuat-khau-thuy-san-du-kien-phuc-hoi-tu-quy-iii2023-95333.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.