Hồ Chí Minh,

Doanh nghiệp đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tăng mạnh

Định Khang  21/11/2017 19:15

Ngày 21-11, Cục Sở Hữu trí tuệ phối hợp cùng Hội Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng TPHCM, Công ty Vina CHG tổ chức hội thảo "Tăng cường công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp".

hàng giả, sở hữu trí tuệ, vina chg
Đại biểu dự hội thảo ngày 21-11

Theo ông Trần Giang Khuê, Phó Trưởng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam chi nhánh TPHCM, mỗi năm Cục SHTT nhận khoảng 60.000 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quốc gia…), tăng khoảng 15% hằng năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc đăng ký quyền SHTT.

Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng, tình trạng xâm phạm quyền SHTT vẫn diễn biến khá phức tạp. Doanh nghiệp không chỉ bị nhái từng phần mà còn bị nhái "nguyên con" (bị làm giả mạo toàn bộ dấu hiệu nhận diện sản phẩm, trang phục nhân viên…). Thế nhưng, việc khiếu nại, xử lý mất khá nhiều thời gian, chi phí. Chưa kể, các thủ đoạn làm nhái, làm giả ngày càng tinh vi. Ví dụ như, doanh nghiệp lấy toàn bộ thương hiệu, dấu hiệu nhận diện của một số doanh nghiệp tên tuổi nổi tiếng, sau đó sản xuất, kinh doanh ở một ngành nghề hoàn toàn khác biệt.

Về việc bị nhái, giả mạo sản phẩm, ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn cho biết, doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian đeo bám, trinh sát các cơ sở sản xuất nón giả, sau đó phối hợp cơ quan chuyên trách để xử phạt. Thế nhưng sau đó cơ sở này tái phạm nhiều lần.

"Công ty bị thiệt hại ghê gớm, còn doanh nghiệp vi phạm vẫn ung dung chấp nhận chịu phạt, bởi mức phạt không đủ răn đe. Điển hình như vụ phát hiện hàng giả, hàng nhái tại một số điểm chuyên doanh trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk", ông Nguyễn Ngọc Tý bức xúc.

Tương tự, lãnh đạo Công ty TNHH Spark Plug NGK Việt Nam (chuyên sản xuất sản phẩm Bugi) cũng kể lại câu chuyện sản phẩm chính hãng của thương hiệu bị giả mạo, được bày bán tại TPHCM và Hà Nội.

Ở góc độ bảo vệ quyền lợi khách hàng, ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng thư ký Hội Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng TPHCM nhấn mạnh, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với cơ quan chuyên trách trong công tác chống gian lận thương mại, đồng thời đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến người dân. Trên cơ sở giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm thật – giả, chất lượng tốt hay chưa tốt, qua đó đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

Theo Thi Hồng/SGGP

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/doanh-nghiep-dang-ky-quyen-huu-tri-tue-tang-manh-1307.html

Tin cùng chuyên mục   Sở hữu trí tuệ
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.