Hồ Chí Minh,

Mỡ heo bốc mùi vẫn bị mang đi bán kiếm lời

Quỳnh Phương  03/09/2019 14:44

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cũng phát hiện và buộc tiêu hủy ba bao tải chứa đựng mỡ heo đã chảy nước, bốc mùi hôi thối có tổng trọng lượng 140 kg.

Mới đây Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, TP liên tiếp bắt giữ các trường hợp vận chuyển nội tạng không rõ nguồn gốc chất lượng. Tiêu biểu như ngày 30-8 Đội QLTT số 6 thuộc Cục QTTL tỉnh Sơn La vừa thu giữ hơn 400 kg nội tạng trâu bò không rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số nội tạng này đã được chuyển sang Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã, Sơn La xử lý.

Trong cùng ngày Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cũng phát hiện và buộc tiêu hủy ba bao tải chứa đựng mỡ heo đã chảy nước, bốc mùi hôi thối có tổng trọng lượng 140 kg. Qua đấu tranh trực tiếp ông Phạm Văn Long khai nhận là chủ hàng và được thu mua gom tại chợ Tiên Yên, Quảng Ninh vận chuyển về TP Lạng Sơn bán kiếm lời.

Tại thời điểm kiểm tra toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc, không có tem vệ sinh thú y, không giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

Mỡ heo bốc mùi vẫn bị mang đi bán kiếm lời
Số mỡ lợn bốc mùi được Đội QLTT số 3 tỉnh Lạng Sơn phát hiện và buộc tiêu hủy. Ảnh: Tổng cục QLTT

Trao đổi với PLO, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội), cho biết sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hoặc không đảm bảo chất lượng rất có thể người dùng sẽ bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.coli, Listeria monocytogenes hay đặc biệt tụ cầu trùng… Những loại vi khuẩn này gây hại cho cơ thể như ngộ độc thực phẩm, nôn ói.

Thêm vào đó việc dùng thịt, nội tạng heo không rõ nguồn gốc rất có thể sẽ ăn phải heo bị bệnh hoặc heo nhiễm dịch tả châu Phi. PGS Thịnh đưa ra lời khuyên: "Người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, tránh hàng đã qua bảo quản, đông lạnh. Thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất độc hại có thể không gây ra các dấu hiệu tức thì nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài".

Điều này cũng được Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế khẳng định, nội tạng động vật chỉ đem lại dinh dưỡng khi chúng tuyệt đối an toàn. An toàn từ khâu chăn nuôi, đến khâu chế biến. Đối với việc sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc sẽ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, kts sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Đơn cử nếu heo bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả heo bệnh và heo lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ heo như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Thống kê từ Cục VFA ở Việt Nam có trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng. Tỉ lệ tử vong khoảng 7%. Một số ruột động vật có lượng vi khuẩn E.Coli rất lớn và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… cho người, khi không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn, nước uống khác trong quá trình chế biến.

Bên cạnh đó, Cục VFA cũng thông tin nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, thận…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và có thể tử vong.

Cách lựa chọn nội tạng động vật an toàn

Gan: Gan tươi ngon có màu đỏ sẫm, trơn nhẵn, có độ đàn hồi tốt khi ấn vào. Trái lại gan có cục sần màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi tức gan bệnh và không nên mua.

Tim: Tim động vật khỏe thường có màu đổ thẫm, nhẵn bóng và mềm mại. Màng bọc ở phía bên ngoài dính liền với cơ tim. Trái lại tim của động vật bị bệnh có màu tím sẫm, nhợt nhạt, cơ tim nhũn, bề ngoài sần sùi hoặc tụ máu. Nếu bị tràn màng dịch thì giữa tim và màng bọc có tích nước.

Cật: Cật của gia súc bị bệnh thường có chỗ tụ máu đỏ sẫm hoặc tím nhạt. Nếu phát hiện cật của động vật (đặc biệt là cật heo) có giun ký sinh thì tốt nhất nên bỏ đi.

Lá lách: Lá lách trâu bò ngon thường dài, dẹt, hai đầu tròn, màu đỏ sẫm hơi xanh, sờ vào có cảm giác hơi xốp.

Phổi: Phổi tốt thường có màu xốp hồng, sờ vào hơi ướt, mềm, xốp và đàn hồi. Phổi mang mầm bệnh thường có màu nhợt nhạt hoặc đỏ sậm từng phần, đỏ toàn bộ màng bọc ngoài, đôi khi sần sùi hoặc có cục nhỏ rắn sờ vào thấy nhám như có cát rắc lên.

Theo Health Huanqiu

NGUYÊN HÀ/ plo.vn

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/mo-heo-boc-mui-van-bi-mang-di-ban-kiem-loi-10495.html

Tin cùng chuyên mục   An toàn thực phẩm
Từ 15h hôm nay (11/11), giá xăng E5 tăng 840 đồng/lít, giá bán là 22.710 đồng/lít (giá liên bộ đưa ra không quá 22.711 đồng/lít); giá xăng RON95 tăng 1.110 đồng/lít, giá bán là 23.860 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít, giá bán là 24.980 đồng/lít.
Ngày 11/11/2022, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức họp giới thiệu Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cả nước.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.