Hồ Chí Minh,

Thiết lập hệ thống chuyên trách về bảo hộ sở hữu trí tuệ

Quỳnh Phương  19/09/2019 10:48

Đại diện một số cơ quan chuyên môn sở hữu trí tuệ cho rằng, Việt Nam cần thiết lập một hệ thống Toà án mang tính chuyên trách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo nhận định từ Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389), hiện nay, theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 đã điều chỉnh và quy định cụ thể các tội danh liên quan đến kinh doanh, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, khó khăn trong việc xử lý, xét xử là do Việt Nam chưa thiết lập một hệ thống Toà án mang tính chuyên trách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Giải thích rõ hơn về điều này, ý kiến từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, một trong những quy định mới đó là Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính… hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý… thì bị phạt tiền hoặc phạt. Như vậy, hành vi cố ý xâm phạm quyền "có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ" với quy mô thương mại sẽ bị xử lý hình sự.

So với Bộ Luật Hình sự trước đây, Bộ Luật hình sự 2017 có nhiều điểm thuận lợi, đó là, đối tượng "hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ" đã hẹp hơn và rõ ràng hơn rất nhiều so với các quy định trước đây vì: Theo Luật SHTT: Điều 213. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ: Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu).

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ. Ảnh: báo Cà Mau

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Như vậy việc xác định hàng hóa giả mạo bị xử lý hình sự xác định chỉ giới hạn trong "nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn 13 địa lý đang được bảo hộ", bỏ được phần tương tự có thể gây nhiều băn khoăn và tranh cãi.

Đối tượng bị xử phạt ngoài "cá nhân" nay có thêm "pháp nhân thương mại", đầy đủ hơn đối với hình thức phạm tội trong môi trường sản xuất kinh doanh … – "Quy mô thương mại" cũng được hướng dẫn cụ thể và tùy theo quy mô vi phạm, tính theo mức lợi nhuận bất chính thu được, mức thiệt hại của chủ sở hữu, hoặc giá trị hàng hóa vi phạm, khung hình phạt được quy định tăng dần, như sau: Trường hợp thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng; hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc trị giá hàng hóa vi phạm từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng: Phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người phạm tội là cá nhân; Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng đối với người phạm tội là pháp nhân.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức; hoặc phạm tội 02 lần trở lên; hoặc thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên; hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu từ 500 triệu đồng trở lên; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên: Phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội là cá nhân; Phạt tiền từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm đối với người phạm tội là pháp nhân;

Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề này cần có sự chuyên trách trong công tác xét xử, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới liên quan về hoạt động của toà án, có thể thấy rằng hoạt động của Toà án Việt Nam trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thiếu tính chuyên nghiệp nên không hiệu quả, điều này thể hiện ở chỗ: Việc xét xử được phân cấp quá rộng cho mọi cấp Toà (từ cấp huyện), do vậy số lượng thẩm phán có thể tham gia xét xử là rất đông đảo;

Việc xét xử được thực hiện theo các tố tụng chung (dân sự, kinh tế, hành chính), không tính đến đặc thù của tài sản trí tuệ, không rõ ràng và dẫn đến sự chồng chéo giữa các thủ tục; Nhiều bản án chưa thuyết phục do nhận định của thẩm phán không rõ ràng, không tính đến đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ; Khác với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước quanh Việt Nam (Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin, …) và kể cả các nước kinh tế phát triển đều thiết lập một hệ thống Toà án mang tính chuyên trách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Do vậy, cần thiết lập một thể chế mang tính chuyên nghiệp nằm trong hệ thống Toà án nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử là cần thiết và kịp thời. Hiện nay của các Toà án Việt Nam gặp phải khó khăn ngay từ khi xem xét các đối tượng như nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh, bản quyền … tức là đối tượng có tính chất "sở hữu trí tuệ" nói chung chứ không phải là tính chất riêng của từng đối tượng, do vậy không có lý do để xác định tính chất "chuyên trách" theo từng đối tượng như một số nước đang làm.

Trước đó, xét báo cáo của Bộ Tư pháp về các vướng mắc trong xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) theo Điều 226 của Bộ Luật Hình sự, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đồng ý các nội dung báo cáo và kiến nghị của Bộ Tư pháp.

Phó Thủ tướng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công an trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn điều 225, Điều 226 của Bộ luật hình sự.

Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính (Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo Lâm/ Vietq

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/thiet-lap-he-thong-chuyen-trach-ve-bao-ho-so-huu-tri-tue-11346.html

Tin cùng chuyên mục   Sở hữu trí tuệ
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.