Hồ Chí Minh,

1,7 triệu hồ sơ tham gia khai báo tại Cổng Dịch vụ công trực tuyến

Định Khang  26/12/2022 10:57

Theo thống kê, năm 2022, gần 44.000 doanh nghiệp tham gia khai báo tại Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương với 1,7 triệu hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc ban hành Kế hoạch rà soát đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2022.

Đến nay, Bộ đã hoàn thành rà soát 19 TTHC tại Kế hoạch được giao, đề xuất đơn giản hóa 01 TTHC trong lĩnh vực Quản lý cạnh tranh và bãi bỏ 04 TTHC trong lĩnh vực cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực. Tính đến thời điểm báo cáo, Bộ Công Thương đang có 450 TTHC (303 TTHC thực hiện ở cấp Trung ương, 130 TTHC thực hiện ở cấp tỉnh; 15 TTHC thực hiện ở cấp Huyện; 02 TTHC cấp xã), tất cả các TTHC đã được cập nhật, công khai đầy đủ trên Cổng dịch vụ công quốc gia về TTHC.


1,7 triệu hồ sơ tham gia khai báo tại Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương trong năm 2022

Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Đến thời điểm này, tất cả 302 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên. Hiện nay, Cổng Dịch vụ công (Cổng DVC) Bộ Công Thương đang cung cấp 236 DVCTT mức độ 3, 4 tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn (08 DVCTT mức độ 3, 228 DVCTT mức độ 4) với gần 44.000 doanh nghiệp tham gia khai báo. Tổng số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trong năm 2022 là 1,7 triệu hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.


Tăng cường kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa Asean

Bộ Công Thương hiện đã kết nối 16 nhóm DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW). Tổng số hồ sơ thực hiện trên VNSW trong năm 2022 là 265 nghìn hồ sơ. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), kết nối thành công với Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippine. Trong năm 2022, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 233 nghìn hồ sơ. Từ ngày 01/12/2021, Bộ Công Thương triển khai việc in thẳng C/O mẫu D điện tử thành file PDF có mã phản hồi nhanh QRCode trên hệ thống eCoSys. C/O mẫu D là mẫu C/O đầu tiên trong 10 mẫu C/O sẽ được triển khai điện tử trong giai đoạn này.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/17-trieu-ho-so-tham-gia-khai-bao-tai-cong-dich-vu-cong-truc-tuyen-94515.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.