Theo Bloomberg, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng 29% hàng năm so với năm 2020. Theo thăm dò, nhiều người dân Việt Nam hiện thích mua sắm trực tuyến do đại dịch dù trước đây người Việt có thói quen sử dụng tiền mặt.
Tuy nhiên thống kê cho thấy chưa đến 5% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng và chỉ khoảng 1/3 người dân có tài khoản ngân hàng.
Dù vậy, các công ty lớn nói trên hiện đang nhắm đến tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng tại Việt Nam. Các nhà đầu tư đã đầu tư 1,9 tỷ đô la vào lĩnh vực trực tuyến của Việt Nam từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2020.
Cũng theo Bloomberg, doanh số bán hàng trực tuyến có thể chiếm 10% doanh số bán lẻ của Việt Nam vào năm 2025 và chiếm tới 50% ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang thúc đẩy việc giảm thanh toán bằng tiền mặt và mở đường cho một nền kinh tế hiện đại, kỹ thuật số và minh bạch hơn, bao gồm việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ công và cải thiện khuôn khổ pháp lý cho thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, có một số vấn đề cần phải đối mặt, bao gồm thực tế là người mua hàng cảnh giác với gian lận trên mạng và các cửa hàng trực tuyến thường không cho phép trả lại hàng.
Bloomberg cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cú hích cho thương mại điện tử, với mức tăng 30% trong mọi thứ từ thực phẩm đến các mặt hàng điện tử trong năm 2020 khi mọi người ở trong nhà để tránh dịch.
https://thuonggiathitruong.vn/amazon-goldman-jd-com-nham-den-thi-truong-viet-nam/