Hồ Chí Minh,

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Bộ Công Thương ra khuyến nghị

Định Khang  21/07/2023 23:57

Việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam.

Ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương, cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường.

Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức đối với các loại gạo trắng không phải gạo basmati ở mọi hình thức (gạo xay xát một phần hoặc toàn bộ, đã hoặc chưa đánh bóng).

Quyết định của giới chức Ấn Độ đưa ra giữa lúc quốc gia này vật lộn với lạm phát. Giá nhiều loại lương thực, hoa quả và rau củ tăng vọt. Giá gạo tại Delhi tăng đến 15% trong năm, giá trung bình cả nước tăng 8%, số liệu từ Bộ Lương thực Ấn Độ.

Gạo là lương thực thiết yếu của thế giới, lượng tiêu thụ ở châu Á chiếm đến 90% nguồn cung toàn cầu. Trong đó, Ấn Độ đóng góp đến 40% hoạt động kinh doanh gạo toàn cầu. Đây cũng là quốc gia cung cấp gạo cho hơn 100 nước khác, đối tác lớn nhất là Trung Quốc, Senegal và Bờ Biển Ngà.


Cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ ra thông báo về việc xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường. Quyết định này có hiệu lực từ 20/7

Trước bối cảnh này, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam.

Do vậy, để góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; bình ổn giá thóc, gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, Cục Xuất nhập khẩu đã có các Văn bản số 584/XNK-NS gửi các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Văn bản số 585/XNK-NS gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị phối hợp triển khai một số nội dung liên quan.

Trong văn bản, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp, tăng cường đôn đốc các hội viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, giữ vai trò dẫn dắt như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam... tổ chức thu mua và tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

Cùng với đó, yêu cầu các hội viên thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.


Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam

Đặc biệt, Cục Xuất nhập khẩu lưu ý, thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, tại văn bản, Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị, các bên tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường gạo; chủ động trao đổi, tổng hợp ý kiến của hội viên về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng, lưu thông gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp với các Bộ, ngành liên quan.

Đối với thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị, thương nhân thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo về việc thu mua thóc, gạo hàng hoá nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực.

Song song đó, chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức phương án sản xuất, xuất khẩu phù hợp, đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả. Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, gửi về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Mặt khác, chủ động trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cung ứng, lưu thông thóc, gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/an-do-cam-xuat-khau-gao-bo-cong-thuong-ra-khuyen-nghi-96175.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Sơn Nero, một trong những thương hiệu sơn nổi tiếng tại Việt Nam, đã và đang được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, việc nhận diện sơn Nero chính hãng là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết để người tiêu dùng có thể tự tin lựa chọn sản phẩm sơn Nero chính hãng, giúp bảo vệ ngôi nhà của mình.
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.