Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến năm năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp vào 1/3 lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước.
Trải qua những biến động từ đại dịch COVID-19 cũng như sự bất ổn do suy thoái kinh tế được nhiều chuyên gia dự báo đang tới gần, Gen Z – một thế hệ rất “chịu chi” cho các trải nghiệm của bản thân dù không có thói quen “thắt lưng buộc bụng” như các thế hệ 7X, 6X nhưng cũng dần có những xu hướng hành vi tài chính mới, chú trọng đến việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm hơn.
Gen Z chịu chi cho các hoạt động trải nghiệm của bản thân
Gen Z có thể bỏ túi một số bí kíp sau để thoải mái chi tiêu mà không lo “viêm màng túi”:
Chia nhỏ các khoản mua sắm hàng tháng
Một cuộc khảo sát hoàn thành vào năm 2021 cho thấy khoảng 2/3 Gen Z ở Úc đã sử dụng hình thức mua trước trả sau trong sáu tháng trước đó. Tại Việt Nam, hình thức thanh toán này cũng đang phát triển nở rộ và một trong số đơn vị cung cấp dịch vụ này có Home Credit cùng sản phẩm Home PayLater.
Sự phổ biến của hình thức thanh toán trả sau trong Gen Z được nhiều chuyên gia lý giải là do thế hệ này không muốn mình “lỗi thời” nên họ bị hấp dẫn bởi các sản phẩm mới và luôn khao khát bắt kịp xu hướng. Việc chia nhỏ các khoản mua sắm để trả dần trong nhiều tháng giúp Gen Z không bị lạm chi, đặc biệt là khi cần mua những món đồ có giá trị lớn, có thể bằng thu nhập của một tháng.
Một ví dụ đơn giản là, nếu sử dụng giải pháp mua sắm thông minh Home PayLater của Home Credit, Gen Z có thể chia nhỏ khoản chi tiêu trong vòng 1 tháng, mà không phải trả thêm lãi cho hình thức trả sau này. Như vậy, họ hoàn toàn có thể chủ động kế hoạch chi tiêu hàng tháng của mình kể cả khi mua những món đồ có giá trị cao, đồng thời dễ dàng xoay sở với dòng tiền.
Home PayLater cho phép người dùng trả sau trong vòng 30 ngày
“Săn” sale ở các trang thương mại điện tử
Được mệnh danh là thế hệ lớn lên trong cuộc cách mạng về thiết bị di động, Gen Z đều là những dân “tech – native” chính hiệu. Bởi vậy, không có gì là ngạc nhiên khi những người trẻ tuổi thế hệ Z có thói quen chi tiêu, mua sắm tại các trang thương mại điện tử.
Nghiên cứu của Dentsu chỉ ra rằng hơn một nửa thế hệ Z Đông Nam Á chi hơn 30 đô la mỗi tháng cho mua sắm trực tuyến, một con số khá lớn so với GDP bình quân đầu người trong khu vực. Số tiền thế hệ Z bỏ ra để mua sắm trực tuyến được dự đoán để chiếm 34% tăng trưởng tiêu dùng vào năm 2030.
Mua sắm trực tuyến là xu hướng tiêu dùng được nhiều Gen Z yêu thích
Một nghiên cứu khác của PwC cho biết có đến 57% Gen Z tiết lộ họ sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai. Với thói quen mua sắm trực tuyến, “săn” sale, “canh” sale đã trở thành câu cửa miệng của Gen Z. Họ thậm chí có thể chốt được các “kèo” rất hời nhờ sale chồng sale.
Trên Tiki – một trong các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay, người dùng được giảm tới 500 ngàn đồng khi mua sản phẩm có giá trị từ 2 triệu 6 đồng trở lên – mức ưu đãi tương đương 25% khi sử dụng Home PayLater để thanh toán. Khách hàng ngoài ra còn được hưởng lợi từ sale chồng sale khi có thể áp dụng các chương trình ưu đãi từ Tiki và Home PayLater chung trong một giao dịch. Các đơn hàng có giá trị nhỏ hơn cũng dễ dàng nhận được ưu đãi bằng tiền mặt trừ ngay vào giá sản phẩm với các mã giảm giá 40 ngàn đồng và 120 ngàn đồng cho đơn hàng có giá trị tối thiểu từ 250 ngàn đồng trở lên.
Các chương trình khuyến mãi ngày càng hấp dẫn và phù hợp hơn với hành vi tiêu dùng của tệp số đông khách hàng, cho thấy việc mua sắm trực tuyến không chỉ dừng lại ở mức độ trào lưu mà sẽ là xu hướng nhất định tại thị trường Việt Nam.
Theo Thành Nguyễn/ Sức khoẻ Cộng đồng