Hồ Chí Minh,

Bị truy tố vì buôn bán phụ tùng xe máy giả Honda, Yamaha

Định Khang  19/08/2017 20:32

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Kiều Văn Sơn (sinh năm 1973, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Buôn bán hàng giả".

Cuối năm 2016, tổ công tác thuộc Đội 5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với Công an phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) kiểm tra hàng hóa tại nhà của Kiều Văn Sơn (ở phố Lê Trọng Tấn, phường Định Công, quận Hoàng Mai) phát hiện thấy Sơn đang đóng gói phụ tùng xe gắn máy không có nhãn hiệu vào túi nylon có in chữ Yamaha và vỏ hộp cũng in sẵn chữ Yamaha.

Ngoài ra, tổ công tác còn phát hiện tại tầng 1, tầng 2 của nhà Sơn có nhiều phụ tùng xe gắn máy mang nhãn mác, bao bì của Yamaha và Honda. Sơn không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số phụ tùng xe gắn máy đó, nên tổ công tác đã lập biên bản thu giữ gồm 1.136 phụ tùng xe gắn máy có nhãn hiệu Yamaha và 360 phụ tùng xe gắn máy có nhãn hiệu Honda.

Qua giám định đã kết luận, số phụ tùng xe gắn máy mà Sơn đang lưu giữ không phải do hãng Yamaha và Honda sản xuất.

Tại cơ quan điều tra, Sơn khai bắt đầu kinh doanh buôn bán phụ tùng xe gắn máy từ năm 2013. Quá trình kinh doanh, Sơn thấy phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda và Yamaha được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn các thương hiệu khác, nên Sơn đã nảy sinh ý định mua phụ tùng xe gắn máy giả nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha để đem bán sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

Sơn tìm hiểu và mua số phụ tùng giả này của một đối tượng người Trung Quốc ở Móng Cái (Quảng Ninh). Sau đó, Sơn đem giao bán cho các cửa hàng và giao các khách lẻ tại nhà Sơn. Để tránh sự phát hiện của người tiêu dùng cũng như các cơ quan chức năng, Sơn còn dùng thủ đoạn mua một số loại phụ tùng xe gắn máy chính hãng Honda và Yamaha để bán cùng các loại phụ tùng giả này.

Viện kiểm sát xác định: Mặc dù biết rõ Nhà nước nghiêm cấm việc mua bán lưu thông hàng hóa giả mạo nhãn hiệu chất lượng của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đã đăng ký bản quyền và được bảo hộ ở Việt Nam, nhưng với mục đích hám lợi, từ giữa năm 2016, Kiều Văn Sơn đã có hành vi mua bán phụ tùng xe gắn máy giả nhãn hiệu Honda và Yamaha rồi tiêu thụ ra thị trường.

Đây là các nhãn hiệu đã được đăng ký quốc gia nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổng số hàng giả thu giữ là 1.459 phụ tùng xe máy, trong đó có 1.099 nhãn hiệu Yamaha và 360 nhãn hiệu Honda, trị giá tương đương với trị giá hàng thật là gần 195 triệu đồng.

TTXVN/Tin Tức

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/bi-truy-vi-buon-ban-phu-tung-xe-may-gia-honda-yamaha-1006.html

Tin cùng chuyên mục   Pháp luật
Dù chính sách phát triển thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) ngày càng được hoàn thiện, song do cạnh tranh về giá, một số tổ chức, cá nhân vẫn kinh doanh gas giả, gas lậu, sang chiết gas trái phép… với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Tin tức mới nhất
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) đã có các văn bản gửi các Chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.
Ngày 26/5/2023, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự loạt sự kiện cấp Bộ trưởng gồm: Phiên thảo luận 2 của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 29 (MRT 29), họp Bộ trưởng các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dự phiên họp Bộ trưởng các nước ASEAN bên lề Hội nghị kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF); đồng thời có các hoạt động tiếp xúc song phương bên lề với bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, ông Yamada Kenji, Nghị sĩ Quốc hội, kiêm Thứ trưởng Thương trực Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Vụ Chính sách thương mại Đa Biên cho biết, trong hai ngày 26 – 27 tháng 5 năm 2023 tại thành phố Detroit, bang Michigan, Hoa Kỳ, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Hội nghị được đồng chủ trì bởi Đại sứ - Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai và Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo.
Để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu; hướng tới mục tiêu phát triển đa dạng hóa các thị trường với quy mô, cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 (MRT 29), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, các nền kinh tế thành viên APEC cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.