Hồ Chí Minh,

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2023 với chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn”

Định Khang  14/03/2023 00:00

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2023 với chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn”

Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn" được Bộ Công Thương phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức vào tối 9/3/2023 tại Công viên Thống Nhất.

Đây là hoạt động thường niên của Bộ Công Thương nhằm triển khai Quyết định số 1035/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Lễ Phát động cũng là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm 2023 thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Buổi lễ có sự tham dự của: đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; lãnh đạo Sở Công Thương của một số địa phương: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Nghệ An; Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam; đại diện các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương; đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và đông đảo phương tiện báo chí, đơn vị truyền thông.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động

Phát biểu khai mạc buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, năm 2022 là năm đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế sau thời kỳ dài bị tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Mặc dù còn khó khăn, biến động song công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị; sự đoàn kết, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng và sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2022 đã đạt được một số kết quả nổi bật.


Cụ thể, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được xây dựng và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Việc sửa đổi Luật là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, được xã hội và các vị đại biểu Quốc hội đánh giá cao về chất lượng và tiến độ. Theo kế hoạch, Dự án Luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp tháng 5 năm 2023.

Hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tại Bộ Công Thương đã được kết nối tới 52 tỉnh, thành phố để tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ giải quyết cho hàng nghìn phản ánh, khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng trên cả nước.

Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương không ngừng được hoàn thiện, đồng thời, có sự hỗ trợ nhằm phát triển mạnh mẽ mạng lưới các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước, kêu gọi sự tham gia của nhiều chủ thể, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để tranh thủ tối đa các nguồn lực.

Bên cạnh đó, hàng triệu người tiêu dùng đã được tiếp nhận các thông tin, kiến thức, kỹ năng về pháp luật thông qua các phương thức tuyên truyền hiện đại và phù hợp như: Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với đối tượng tham gia là sinh viên, thu hút sự tham gia của hơn 12.000 sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, bước đầu mở rộng phạm vi địa lý và hướng tới các đối tượng là người tiêu dùng có đặc điểm riêng như sinh viên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được xem xét, giải quyết với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, đổi mới, sáng tạo để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.


Nhằm phát huy những thành quả đã đạt được trong năm 2022 và trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước, khu vực và thế giới, Bộ Công Thương đã lựa chọn chủ đề hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 là “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn”.

“Chủ đề này khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, nhất là trong bối cảnh các giao dịch ngày càng nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến. Đây cũng là lời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người tiêu dùng thực hiện đầy đủ quyền được thông tin, đảm bảo đưa ra các quyết định đúng và an toàn”.


Cũng tại buổi lễ, Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội đã xác định rõ tầm quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã ban hành các kế hoạch văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các hội, hiệp hội… của thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Cấp ủy các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các hội, hiệp hội… cũng đã chủ động xây dựng các kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều chương trình, sự kiện phong phú theo kế hoạch, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được quan tâm, công tác thanh tra kiểm tra được tăng cường tạo sự chuyển biến đồng bộ từ nhận thức đến hành động trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Nằm trong khuôn khổ chương trình hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023, Hội chợ hàng hoá, sản phẩm vì người tiêu dùng sẽ được khai mạc và diễn ra từ ngày 11/3 đến ngày 13/3 với sự tham gia một số địa phương như: Bắc Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Nguyên, Hải Phòng…. Đồng thời, Giải chạy Vì quyền lợi người tiêu dùng với sự tham gia của 1000 vận động viên sẽ được tổ chức vào sáng ngày 11 tháng 3 năm 2023 tại Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.



Cập nhật chi tiết nội dung liên quan đến chuỗi hoạt động tại: Fanpage Bảo vệ người tiêu dùng  (https://www.facebook.com/phapluatbaovenguoitieudung)

Nguồn: Phòng Bảo vệ người tiêu dùng

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Link gốc: https://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9343771e-96be-48b5-a35d-b8ea9bc1aa93&id=d3e24264-4efa-4141-9939-4b145b9703ae

Tin cùng chuyên mục   Bảo vệ người tiêu dùng
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bùng phát lừa đảo trực tuyến với quảng cáo “việc nhẹ lương cao”, gần 400 cơ quan, tổ chức có tên miền .gov.vn và .edu.vn bị xâm nhập, chèn mã quảng cáo cờ bạc, cá độ... là những thông tin được nêu trong Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng Việt Nam 6 tháng đầu năm của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam - NCS đưa ra sáng nay 23/6.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.