Hồ Chí Minh,

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tham dự Cuộc họp thường niên Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ Người tiêu dùng Quốc tế (ICPEN) năm 2023

Định Khang  23/05/2023 00:00

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tham dự Cuộc họp thường niên Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ Người tiêu dùng Quốc tế (ICPEN) năm 2023


ICPEN là Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ Người tiêu dùng Quốc tế, được thành lập năm 1991, hiện nay ICPEN có hơn 70 quốc gia thành viên chiếm hơn 5 tỉ người tiêu dùng toàn cầu và 4 tổ chức quốc tế, Việt Nam là thành viên chính thức vào năm 2013. ICPEN cung cấp một diễn đàn để phát triển và duy trì liên lạc thường xuyên giữa các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và tập trung vào các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bằng cách khuyến khích hợp tác giữa các cơ quan, ICPEN cho phép các thành viên của mình tác động lớn hơn đến các chính sách, quy định và luật về người tiêu dùng của các quốc gia thành viên.

Sứ mệnh của ICPEN là chia sẻ thông tin về các hoạt động thương mại xuyên biên giới có ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và khuyến khích hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các mục tiêu chính của ICPEN là: (i) Phối hợp, hợp tác cùng thực thi các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng; (ii). Chia sẻ thông tin về xu hướng và rủi ro liên quan đến người tiêu dùng; (iii). Chia sẻ thông tin về thực tiễn triển khai tốt nhất về triển khai luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sức mạnh thực thi, phương pháp tiếp cận bảo vệ người tiêu dùng.

          Từ ngày 08 đến 12 tháng 5 năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương đã tham dự Cuộc họp thường niên Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ Người tiêu dùng Quốc tế (ICPEN) tại Thành phố Sydney, Australia. Cuộc họp có sự tham dự của tất cả các quốc gia thành viên theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tại Cuộc họp, đại diện các quốc gia thành viên đã chia sẻ và trao đổi về các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó tập trung vào một số vấn đề như: xu hướng mới trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và các vấn đề tác động tới tình hình thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên ICPEN; các giải pháp để nâng cao hiệu quả của mạng lưới ICPEN; cách thức trao đổi thông tin giữa các thành viên trong và ngoài mạng lưới ICPEN; thúc đẩy các hoạt động trao đổi ở cấp cao để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại các nước thành viên; tăng cường thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả vận hành các công cụ chủ động để ngăn chặn và giải quyết các vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bảo vệ người tiêu dùng yếu thế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các mô hình giao dịch đặc thù.

          Tham dự Cuộc họp, bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc Gia đã chia sẻ một số vấn đề phát sinh trong thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch xuyên biên giới hoặc giao dịch trên không gian mạng, nền tảng số. Cùng với đó, đại diện Việt Nam cũng chia sẻ về quá trình và một số nội dung quy định mới được thể hiện trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng (sửa đổi).

          Hoạt động tham dự Cuộc họp thường niên ICPEN năm 2023 không chỉ là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên chia sẻ thông tin, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhận diện và giải pháp khắc phục vấn đề phát sinh mới trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thể hiện trách nhiệm và vai trò của các nước thành viên trong sự phát triển chung, thống nhất của Mạng lưới ICPEN.

          Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ Người tiêu dùng Quốc tế sẽ tiếp tục là một cầu nối quan trọng cho các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới trao đổi, học hỏi, chia sẻ thông tin và cùng nhau hành động để giải quyết các vấn đề mới liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dự kiến Cuộc họp thường niên năm 2024 sẽ được tổ chức tại Ba Lan.

Nguồn: Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Link gốc: https://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9343771e-96be-48b5-a35d-b8ea9bc1aa93&id=527d9d31-72c3-4c47-b215-5e71aca6c704

Tin cùng chuyên mục   Bảo vệ người tiêu dùng
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bùng phát lừa đảo trực tuyến với quảng cáo “việc nhẹ lương cao”, gần 400 cơ quan, tổ chức có tên miền .gov.vn và .edu.vn bị xâm nhập, chèn mã quảng cáo cờ bạc, cá độ... là những thông tin được nêu trong Báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng Việt Nam 6 tháng đầu năm của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam - NCS đưa ra sáng nay 23/6.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.