Hồ Chí Minh,

Bộ Công Thương thông tin về tình hình cung ứng điện trong cao điểm nắng nóng

Định Khang  07/06/2023 18:46

Trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc bị cắt điện do thiếu nguồn cung, chiều 7/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp, trao đổi những thông tin liên quan đến tình hình cung ứng điện.

Nhiều hồ thủy điện đã cạn

Thông tin về tình hình cung ứng điện, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, tình hình nắng nóng gay gắt và tác động của hiện tượng El Nino diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước đã làm tăng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, kết hợp với tình trạng nước về các hồ thuỷ điện rất thấp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng điện trong mùa khô năm 2023.

Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và các bộ, cơ quan có liên quan đã nỗ lực thực hiện một số giải pháp cấp bách nhưng đến nay đã xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm cung ứng đủ điện trọng thời gian tới, đặc biệt là ở miền Bắc, với đặc trưng là nguồn thuỷ điện chiếm tỷ trọng lớn 43,6%.


Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực thông tin về tình hình cung ứng điện

Về nguồn thủy điện, Cục trưởng Trần Việt Hòa cho biết, tính đến ngày 6/6, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà.

Riêng hai hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã phải chạy xuống dưới mực nước chết. Duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 12-13/6. Tổng công suất không huy động được của các nguồn thủy điện miền Bắc nêu trên sẽ ở mức 5.000 MW và có thể lên đến 7.000MW khi hồ thủy điện Hòa Bình về mực nước chết.

Như vậy, tính đến ngày 6/6, công suất khả dụng của thuỷ điện là 3.110 MW chỉ đạt 23,7% công suất lắp.

Về nguồn nhiệt điện, ông Trần Việt Hòa cho hay, trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực của các đơn vị có liên quan, việc cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện đã được đảm bảo. Các nhà máy nhiệt điện than đã đủ nhiên liệu vận hành với công suất huy động cao.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, các tổ máy hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài dẫn đến những sự cố về thiết bị (chủ yếu là xì ống sinh hơi, xì bộ hâm, bộ quá nhiệt, máy nghiền than, bơm cấp...).

Ngoài ra, nhiều tổ máy nhiệt điện than bị sự cố dài ngày (Vũng Áng 1 tổ, Phả Lại 1 tổ, Cẩm Phả 1 tổ, Nghi Sơn 2 1 tổ). Điển hình như ngày 1/6, tổng công suất không huy động được từ các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc bị sự cố và suy giảm công suất lên đến 1.030 MW.

Như vậy, mặc dù nguồn nhiên liệu than cho phát điện đã được cấp tương đối đảm bảo nhưng cập nhật đến ngày 6/6, nguồn nhiệt điện than miền Bắc chỉ huy động được 11.934MW chiếm 76,6% công suất lắp.


Hiện nay, hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt khoảng 4.350 MW

Đường dây truyền tải luôn ở ngưỡng giới hạn cao

Riêng về khả năng truyền tải điện, Cục trưởng Trần Việt Hòa thông tin, khả năng truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc qua đường dây 500 kV Bắc-Trung luôn ở ngưỡng giới hạn cao (giới hạn tối đa từ 2.500 MW đến 2.700 MW) dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ sự cố.

Như vậy, tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc (bao gồm cả điện nhập khẩu) có thể huy động để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện chỉ đạt mức 17.500-17.900MW (khoảng 59,2% công suất lắp đặt). Công suất này đã bao gồm khoảng từ 2.500 đến 2.700 MW truyền tải từ miền Nam và miền Trung ra Bắc (cung đoạn đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh).

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện ở khu vực miền Bắc có thể lên mức 23.500-24.000 MW trong những ngày nắng nóng sắp tới. Như vậy, hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt khoảng 4.350 MW với sản lượng không đáp ứng được trung bình ngày khoảng là 30,9 triệu kWh (ngày cao nhất có thể lên tới 50,8 triệu kWh). Hệ thống điện miền Bắc đối mặt với nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày.

“Trước tình hình có khả năng ảnh hưởng đến an toàn vận hành hệ thống điện, trong những ngày vừa qua EVN đã phải tiến hành điều tiết giảm phụ tải tại miền Bắc, ngày 5/6 tổng công suất phụ tải tiết giảm là 3.609 MW lúc 16h30, trong đó tiết giảm phụ tải công nghiệp lớn nhất khoảng 1.423MW, tiết giảm phụ tải sinh hoạt lớn nhất là 1.264MW”, Cục trưởng Trần Việt Hòa thông tin.

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực

Đưa ra các giải pháp trước mắt nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực, trong chỉ đạo điều hành thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện. Trong đó, chú trọng các giải pháp kỹ thuật truyền thống như: duy trì độ sẵn sàng các nhà máy/tổ máy nhiệt điện, đẩy nhanh thời gian khắc phục sự cố nhanh nhất có thể.

Song song đó, vận hành hệ thống điện hợp lý, cố gắng tăng huy động nhiệt điện để ngăn chặn suy giảm mực nước thuỷ điện; đẩy mực nước các hồ thủy điện lớn lên khỏi mực nước chết càng sớm càng tốt. Ngoài ra, chủ động xây dựng các kịch bản linh hoạt ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp

Mặt khác, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN tăng cường huy động các nhà máy năng lượng tái tạo, đẩy nhanh tiến độ đưa các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành. Đến nay đã huy động 18 nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với công suất 1.115,62 MW (bao gồm các nhà máy vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại). Đồng thời, tập trung cao độ thực hiện hiệu quả các giải pháp về tăng cường tiết kiệm điện, đặc biệt trong tháng 6/2023.

Cũng theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực, không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á cũng đang thiếu điện trong nắng nóng kỷ lục. Điển hình như Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, thậm chí cả Trung Quốc cũng đang phải chủ động cắt điện luân phiên hoặc giới hạn cung ứng điện cho sản xuất để đảm bảo nguồn cung.

“Vân Nam của Trung Quốc là tỉnh có nguồn thuỷ điện chiếm tỷ trọng 72% tổng công suất, nắng nóng khô hạn đã dẫn đến thiếu nguồn và phải áp dụng chế độ phân bổ điện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm cũng như áp dụng các biện pháp chặt chẽ để kiểm soát điện năng tiêu thụ”, ông Hòa lấy ví dụ.

Cũng trong buổi trao đổi, chia sẻ về tình trạng cắt điện, Cục trưởng Trần Việt Hoà mong khách hàng, người dân, doanh nghiệp chia sẻ với khó khăn của ngành điện, cùng chung tay để vượt qua tình hình căng thẳng về cung ứng điện.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/bo-cong-thuong-thong-tin-ve-tinh-hinh-cung-ung-dien-trong-cao-diem-nang-nong-95838.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.