Hồ Chí Minh,

Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Định Khang  05/06/2023 17:28

Để ứng phó với tình hình khó khăn trong cung cấp điện vào các tháng cao điểm nắng nóng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện loạt giải pháp quyết liệt, khẩn trương nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu năm của Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết ngày 30/5, tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống quốc gia đạt 110,6 tỷ kWh, cao hơn 1,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, sản lượng điện sản xuất từ thủy điện chiếm 23,4%, nhiệt điện than chiếm 48%, tuabin khí chiếm 12,1%, năng lượng tái tạo chiếm 10,5%, nguồn nhập khẩu chiếm 1,3%, nhiệt điện dầu chiếm 0,32%.


Từ đầu tháng 4, lưu lượng nước về các hồ thủy điện có giảm, gây ảnh hưởng lớn đến cung ứng điện trong mùa khô năm 2023

Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm tình hình cung cấp điện ổn định. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 đến nay, tình trạng nắng nóng đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước và diễn biến dự kiến còn có thể tiếp tục kéo dài đến sang tháng 6, đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện sinh hoạt, trong khi đó lưu lượng nước về các hồ thủy điện lại rất thấp, đặc biệt là tại các hồ thủy điện miền Bắc, gây ảnh hưởng lớn đến cung ứng điện trong mùa khô năm 2023.

Cụ thể, từ đầu tháng 4 đến nay, lưu lượng nước về các hồ thủy điện có xu hướng giảm thấp và thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm trung bình chỉ đạt 60% đối với các hồ khu vực miền Bắc và 90% đối với các hồ miền Trung và miền Nam. Phần lớn các hồ chứa lớn đều có mực nước thượng lưu thấp (trừ hồ thủy điện Hòa Bình).

Theo Văn bản số 3176/BTNMT-TNN ngày 8/5/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước sẽ tiếp diễn đến cuối mùa khô năm 2023. Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn khu vực Bắc Trung Bộ được dự báo thấp hơn từ 15-35%, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ thấp hơn từ 15 - 40%, khu vực Tây Nguyên thấp hơn từ 10-25% so với trung bình nhiều năm. Nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa khô sẽ diễn ra nghiêm trọng.

Hệ thống điện quốc gia sẽ đối mặt với nhiều khó khăn

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2023 ước đạt 283,2 tỷ kWh, tăng 5,5% so với năm 2022, đạt 99,54% so với kế hoạch do Bộ Công Thương phê duyệt.

Song, trong trường hợp nắng nóng kéo dài, nhu cầu điện có thể tăng cao đột biến trong ngắn hạn. Hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc trong cao điểm mùa khô sắp tới (các tháng 6-7) dự kiến sẽ vận hành trong tình trạng căng thẳng. Trong kịch bản cực đoan, hệ thống điện miền Bắc sẽ gặp tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh của hệ thống với công suất thiếu hụt lớn nhất lên tới khoảng 1.600-4.900 MW.

Về dài hạn, với quy mô tổng công suất đặt khoảng 81.000 MW, hệ thống điện quốc gia có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải điện nếu các nguồn nhiên liệu cho phát điện (than, dầu, khí) được chuẩn bị đầy đủ và có dự phòng. Kết hợp với việc huy động được các nguồn điện đang bị sự cố sẽ được khắc phục trong thời gian tới, huy động một số nguồn điện gió, mặt trời chuyển tiếp đã đầy đủ thủ tục, kết hợp với nguồn điện nhập khẩu, điều tiết hợp lý các nguồn thủy điện, thực hiện triệt để các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, thì việc cung ứng điện cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân sẽ được đảm bảo.


Để đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng loạt nhiều giải pháp

Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương nhận định, những tháng còn lại của năm 2023, đặc biệt là các tháng cao điểm mùa khô, hệ thống điện quốc gia dự kiến phải đối mặt với nhiều khó khăn, cụ thể:

Thứ nhất, lượng nước về các hồ thủy điện có xu hướng giảm thấp và thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa khô sẽ diễn ra nghiêm trọng;

Thứ hai, việc cung ứng than, đặc biệt là nguồn than nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện gặp khó khăn, một số nhà máy điện chưa chủ động trong công tác đảm bảo than cho sản xuất điện;

Thứ ba, khả năng cấp khí trong năm 2023 tiếp tục xu hướng giảm so với các năm trước do một số mỏ chính bước vào thời gian suy giảm. Bên cạnh đó, một số mỏ khí đã có thời gian khai thác lâu, thường xuyên xảy ra sự cố, làm cho việc cung cấp khí cho sản xuất điện trở nên khó khăn;

Thứ tư, công suất phát của các nguồn nhiệt điện than miền Bắc bị ảnh hưởng do điều kiện nhiệt độ môi trường tăng cao khi thời tiết nắng nóng kéo dài, một số tổ máy nhiệt điện lớn bị sự cố kéo dài, mất nhiều thời gian để khắc phục;

Thứ năm, công suất và sản lượng điện nhập khẩu điện Trung Quốc khó tăng thêm khi phía Trung Quốc thông báo về khó khăn thiếu nguồn cung cấp điện.

Các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo cung cấp điện

Để ứng phó với tình hình khó khăn trong cung cấp điện trong các tháng cao điểm nắng nóng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện các giải pháp quyết liệt, khẩn trương nhằm ứng phó, đảm bảo cung cấp điện trong các tháng cao điểm nắng nóng.

Theo đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch cung cấp điện và cung cấp than phục vụ cho phát điện đã được các Bộ Công Thương phê duyệt và các chỉ đạo về của Bộ Công Thương, mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung cấp điện cho đất nước.

“Bằng mọi giá không được để thiếu than, thiếu nhiên liệu phục vụ cho sản xuất điện, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2/12/2019 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.


Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống điện quốc gia phải được đảm bảo, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu thiết yếu của người dân

Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đề nghị tập trung mọi nỗ lực trong vận hành hệ thống điện, có giải pháp cấp bách, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống điện quốc gia phải được đảm bảo, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu thiết yếu của đời sống sản xuất, kinh doanh của người dân.

Song song đó, đề nghị EVN đẩy mạnh việc giải tỏa công suất và tính sẵn sàng của các nhà máy điện, khẩn trương khắc phục các sự cố nguồn điện, lưới điện. Tiết kiệm mọi chi phí để phục vụ nhu cầu nhiên liệu sơ cấp phục vụ cho các nhà máy điện.

Đồng thời, khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện đã sẵn sàng phát điện trong đó có các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện và đẩy nhanh việc mua bán điện với các dự án nhập khẩu điện đã ký kết.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN thực hiện ngay việc phát động phong trào tiết kiệm điện trong toàn ngành, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các khách hàng sử dụng điện lớn cùng chung tay tiết kiệm điện.

Đối với Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Bộ Công Thương chỉ đạo, đôn đốc khắc phục sự cố và sớm đưa vào vận hành các tổ máy phát điện, đảm bảo vận hành tin cậy, ổn định các nhà máy điện do Tập đoàn quản lý để đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống.

Đồng thời, đề nghị, PVN, TKV Phối hợp chặt chẽ với EVN và các vị có liên quan về việc cung cấp khí, cung cấp than cho các nhà máy điện theo đúng Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023 và hợp đồng mua bán khí, hợp đồng mua bán than đã ký giữa các bên, xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng phù hợp, tăng cường khai thác, nhập khẩu không để xảy ra việc thiếu khí, thiếu than cho sản xuất điện.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/bo-cong-thuong-trien-khai-loat-giai-phap-bao-dam-cung-ung-du-dien-95812.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.