Hồ Chí Minh,

Các website buôn bán hàng giả, hàng cấm sẽ bị sử phạt lên tới 80 triệu đồng

Định Khang  19/08/2017 20:38

Nếu các cơ quan quản lý phát hiện hay nhận được phản hồi về việc website thương mại điện tử buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng hạn chế, hàng cấm trong kinh doanh thì tổ chức cá nhân liên quan sẽ chịu mức phạt vi phạm từ 40-80 triệu vnđ.

hàng giả, website bán hàng giả
Các website buôn bán hàng giả, hàng cấm sẽ bị sử phạt lên tới 80 triệu đồng

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ công thương) mới đây đã ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cùng các cá nhân thực hiện biện pháp kiểm tra, ra soát đồng thời gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm trên các website thương mại điện tử.

Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tiến hành đẩy mạnh công tác rà soát thông tin sản phẩm tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng hạn chế, cấm kinh doanh xuất hiện trên các website và các ứng dụng thương mại điện tử. Theo đó, các doanh nghiêp, tổ chức và các nhân vi phạm sẽ phải tiến hành gỡ bỏ những sản phẩm vi phạm này khỏi website cùng các ứng dụng thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên mạng cũng cần phối hợp triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn và loại bỏ thông tin về các sản phẩm vi phạm pháp luật khỏi các website thương mại điện tử hay những ứng dụng di động. Ví dụ như: chặn theo từ khóa (một số từ khóa như "nhái", "fake",…), hay kiểm duyệt bằng nhân sự,… Nếu phát hiện hay nhận được phản ánh về sản phẩm vi phạm hoặc các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật khác các cá nhân kinh doanh cần tiến hành triển khai các biện pháp xử lý.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho hay "Nếu không thực hiện nghĩa vụ nêu trên của thương nhân, tổ chức sở hữu website và ứng dụng thương mại điện tử sẽ bị xử phạt từ 40 triệu đến 80 triệu đồng theo quy định tại Điều 83 của Nghị định 124/2015/NĐ- CP".

Theo InBrand

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/cac-website-buon-ban-hang-gia-hang-cam-se-bi-su-phat-len-toi-80-trieu-dong-1009.html

Tin cùng chuyên mục   Pháp luật
Tin tức mới nhất
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phối hợp với đại diện chủ thể quyền của nhãn hiệu HONDA và YAMAHA là Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh liên tiếp kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Honda và Công ty YAMAHA.
Siêu thị J – Market đã đăng ký mã số thuế với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước. Tại Hà Nội, cửa hàng siêu thị này kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm với phương châm “Tiêu dùng chuẩn Nhật”. Tuy nhiên, dù là siêu thị với quy mô kinh doanh lớn, bày bán nhiều mặt hàng nhưng tại đây vẫn xuất hiện những sản phẩm nhập khẩu không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.