Hồ Chí Minh,

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện mặt trời mái nhà theo cơ chế tự sản tự tiêu không bán lên lưới

Định Khang  15/06/2023 11:00

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa phối hợp tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) theo cơ chế tự sản tự tiêu không bán lên lưới (zero export).

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới các đơn vị trong toàn EVN.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, trong bối cảnh hệ thống điện đang gặp khó khăn về nguồn cung đặc biệt là khu vực phía Bắc, thì việc tiếp tục phát triển ĐMTMN là hết sức cần thiết. EVN cũng đã có các văn bản kiến nghị tới Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục ban hành cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN không phát điện lên lưới.


Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm phát biểu khai mạc hội thảo

Ông Võ Quang Lâm trân trọng cảm ơn sự hợp tác ý nghĩa và hiệu quả của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, lãnh đạo EVN bày tỏ mong muốn sẽ được chia sẻ, trao đổi nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu của Đức, cũng như các quốc gia khác trong việc xây dựng chính sách, vận hành và điều độ hệ thống ĐMTMN.


Ông Nathan Moore – Giám đốc dự án ĐMTMN trong ngành thương mại và công nghiệp, GIZ chia sẻ tại hội thảo

Về phía GIZ, ông Nathan Moore – Giám đốc dự án ĐMTMN trong ngành thương mại và công nghiệp, GIZ, khẳng định GIZ sẵn sàng hỗ trợ EVN cũng như các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam trong việc đưa ra các khuyến nghị phù hợp, nhằm thúc đẩy phát triển ĐMTMN trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tích cực trao đổi, thảo luận chuyên sâu về các vấn đề như: bài học phát triển ĐMTMN trên thế giới, kinh nghiệm tính toán khung giá ĐMTMN, các chính sách phát triển ĐMTMN tự sản tự tiêu,…


Tính đến nay, Việt Nam đã phát triển được 103.720 hệ thống ĐMTMN với tổng công suất khoảng 9.602 MWp, chiếm khoảng 10% công suất đặt của hệ thống điện quốc gia. Các dự án năng lượng tái tạo nói chung và ĐTMMN nói riêng đã đóng góp tích cực, bổ sung nguồn cung cho hệ thống điện Việt Nam thời gian qua.

Tại Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII), mục tiêu đến năm 2030 cả nước có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Đồng thời, tại chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo cũng khuyến khích phát triển ĐMTMN tự dùng cho các cơ quan công sở, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất công nghiệp.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/chia-se-kinh-nghiem-quoc-te-ve-phat-trien-dien-mat-troi-mai-nha-theo-co-che-tu-san-tu-tieu-khong-ban-len-luoi-95911.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.