Hồ Chí Minh,
Vừa qua, lực lượng chức năng các tỉnh thành như TP.HCM, Đắk Lắk, Đồng Tháp dưới sự hỗ trợ của NGK Việt Nam và đơn vị chuyên chống hàng giả Vina CHG đã phát hiện và triệt phá nhiều tụ điểm bán phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu nổi tiếng NGK.
Vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang mang lại hệ lụy tiêu cực cho xã hội, làm giảm uy tín của các DN; trong khi đó, nhiều DN chưa chú trọng bảo vệ thương hiệu…
Gần đây, nhiều mặt hàng có thương hiệu của Quảng Ngãi bị làm giả bởi sản phẩm cùng loại từ các địa phương khác. Tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Việc kiểm tra, xử lý đã và đang được triển khai, nhưng còn thiếu chặt chẽ.
Các mặt hàng nhái, giả mạo được bán rất nhiều trên thị trường. Lực lượng liên ngành chức năng kiểm tra, xử phạt thường xuyên cũng không xuể, vì cứ bắt chỗ này thì đối tượng vi phạm lại nhanh chóng thay đổi địa bàn hoạt động. Chỉ có các doanh nghiệp làm ăn chân chính là thiệt hại nặng nề. Vấn đề đặt ra ở đây chính là khoản lợi nhuận siêu khủng khiến các đối tượng gian thương mờ mắt.
Bàn về công tác chống hàng giả cũng như thực trạng hàng giả, hàng nhái hiện nay ở Việt Nam trong chương trình Doanh nhân và Thương hiệu ngày 6.12.2015 trên sóng HTV9, ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương đã đánh giá cao những đóng góp của Vina CHG, đặc biệt là trong công tác cung cấp các giải pháp tem chống hàng giả hiệu quả.
Trên thị trường hàng tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm dán tem, nhãn giả và rất khó để phân biệt. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất làm ăn chân chính, mà còn "móc túi" người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân…
Một thời gian dài, nhiều doanh nghiệp (DN) là nạn nhân có sản phẩm bị làm giả, nhưng ngại công bố vì sợ người tiêu dùng sẽ "quay lưng" với sản phẩm của họ nên họ đành chấp nhận "sống chung" với vấn nạn này.
Hàng giả, hàng lậu đang là một vấn đề mà người tiêu dùng, cũng như cơ quan chức năng phải đối mặt. Nhiều hội nghị chuyên đề về tình trạng này đã được tổ chức, qua đó các biện pháp từ tuyên truyền, giáo dục đến xử lý vi phạm đã được đề xuất,… nhưng trên thực tế, tệ nạn này vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi hơn.
Từ 1/2/2017, trên thị trường sẽ không còn những hợp đồng in tem chống hàng giả được thực hiện bởi Viện Khoa học hình sự – Bộ Công An, bởi theo công văn 94/C54-P1, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cho biết kể từ ngày 01/02/2017, Viện khoa học hình sự (kể cả 02 phân viện tại TP.HCM và Tp.Đà Nẵng) đã dừng việc nghiên cứu và ký hợp đồng cung cấp tem chống làm hàng giả cho các doanh nghiệp.