Hồ Chí Minh,

Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội

Định Khang  23/12/2022 15:00

EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan toả về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI.

Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU. Mức tăng thêm việc làm trong một số ngành dự kiến như sau: dệt may tăng 71.300 (năm 2025) và 72.600 (năm 2030) mức tăng tương ứng so với năm 2018 là 1,2%, 2,3% và 2,4%; ngành da giày có tốc độ tăng việc làm là 4,3% và 3,8% vào các năm 2025 và 2030. Một số ngành khác cũng có số lượng việc làm tăng cao là vận tải hàng không (1,5% vào năm 2025), vận tải thuỷ (0,9% vào năm 2025). Tuy nhiên một số ngành sẽ chịu tác động giảm việc làm như ngành lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất lúa gạo với mức giảm từ 0,26 đến 0,36%/năm.


EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan toả về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI. Theo tính toán, mức lương của các doanh nghiệp FDI sẽ cao hơn khoảng gần 1% so với doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, do các nền kinh tế của các nước thành viên EU đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước EU phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia EVFTA. Đặc biệt, do EVFTA bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp ta tăng trưởng bền vững hơn.

Bên cạnh đó, thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp hay việc thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) để thực thi các cam kết về thương mại và phát triển bền vững.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhóm DAG Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có tổng cộng 7 tổ chức thành viên, bao gồm: (1) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đại diện giới sử dụng lao động); (2) Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD); (3) Viện Công nhân – Công đoàn (trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); (4) Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV); (5) Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS); (6) Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); và (7) Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA).

Nhóm DAG Việt Nam được thành lập căn cứ quy định tại Điều 13.15 của Hiệp định EVFTA. DAG Việt Nam bao gồm các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam, được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, đại diện cho các lợi ích chính đáng tại Việt Nam liên quan đến thương mại và phát triển bền vững. Chức năng chính của Nhóm DAG Việt Nam là tập hợp, trình bày quan điểm và đưa ra khuyến nghị, tư vấn đối với việc thực thi Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA, phù hợp với cam kết tại Hiệp định. Các thành viên DAG Việt Nam hoạt động độc lập với cơ quan quản lý nhà nước mà DAG Việt Nam cung cấp tư vấn.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/danh-gia-tac-dong-cua-hiep-dinh-evfta-den-van-de-lao-dong-viec-lam-xa-hoi-94493.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.