Hồ Chí Minh,

Định hướng phát triển nguồn nhân lực về năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Định Khang  22/03/2023 11:51

Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) diễn ra chiều ngày 21/3, Đại diện EREX khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương trong việc khảo sát nguồn nguyên liệu ở Việt Nam, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các trung tâm nghiên cứu về năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh Công ty Cổ phần EREX tích cực quan tâm, triển khai nghiên cứu, phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam, đặc biệt là đầu tư xây dựng các dự án điện sinh khối. Cụ thể, Trong thời gian ngắn, đã khảo sát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy hoạch 14 dự án điện sinh khối tại 12 tỉnh/thành với tổng công suất 1.060MW; Đã khởi công xây dựng dự án NMĐ sinh khối 20MW tại Hậu Giang, dự kiến đưa vào vận hành năm 2025. Ngoài ra, EREX đã ký Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam về việc nghiên cứu chuyển đổi nhiên liệu nhà máy nhiệt điện than bằng cách đồng đốt sinh khối với than tại các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn.


Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng nhấn mạnh, phát triển điện sinh khối là phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam: Ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng, xử lý môi trường. Đây là vấn đề rất phù hợp với xu hướng toàn cầu hiện nay. Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII dự kiến đến năm 2030 phát triển từ 1.230-2.270 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác; đến năm 2050 phát triển khoảng 6.000 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác. Vì thế, những đề xuất của EREX mới chỉ chiếm khoảng 40%, trong tương lai nhu cầu của Việt Nam sẽ còn nhiều hơn nếu như loại hình điện này có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.


Theo Bộ trưởng, Quy hoạch điện VIII chỉ xác định tổng công suất các loại hình nguồn điện theo từng miền, không có tên dự án cụ thể. Sau khi Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện phân bổ quy hoạch để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt căn cứ trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và khả năng đáp ứng lưới điện của từng khu vực và từng địa phương. Việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được Việt Nam thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Đầu tư, Luật đấu thầu. Quy hoạch điện VIII của Việt Nam định hướng chuyển dần các nhà máy điện than sang sử dụng nhiên liệu sinh khối (hoặc amoniac xanh) bằng cách đốt kèm. Việc EREX phối hợp với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam nghiên cứu về đồng đốt than và sinh khối tại các nhà máy điện là rất phù hợp với định hướng của Việt Nam.

Thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị, EREX cần cố gắng bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả của Dự án điện sinh khối Hậu Giang và coi đây là hình mẫu cho ý tưởng phát triển điện sinh khối, điện rác tại Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của các dự án EREX đã đề xuất, nhất là đảm bảo vùng nhiên liệu cho các nhà máy điện sinh khối. Các dự án điện sinh khối có diện tích vùng nhiên liệu rất lớn, vì vậy cần đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất cho phát triển điện sinh khối; đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Bên cạnh đó, EREX cần tích cực vận động Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ vốn cho các dự án năng lượng sinh khối thông qua Cơ chế tín chỉ chung (JCM) và những nguồn tài trợ khác theo cam kết của Chính phủ Nhật Bản với Việt Nam và các thỏa thuận giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản.


Theo đó, hai bên cần hợp tác từ khâu hoạch định chính sách cho đến đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu, sản xuất và đầu tư nhằm mang lại hiệu quả bền vững. Mặt khác, EREX cũng cần sớm triển khai đốt trộn sinh khối tại các nhà máy điện của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam theo Biên bản ghi nhớ đã ký. Ngoài ra, EREX cần khẩn trương phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương để hoàn thành đề xuất chính sách đối với Chính phủ Việt Nam trong phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện rác và điện sinh khối nói riêng. Đặc biệt, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương làm tốt các công tác truyền thông nhằm chuyển biến nhận thức của các cấp các ngành, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện các ý tưởng cho các dự án năng lượng tái tạo của mình.


Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc EREX Honna Hitoshi

Kết thúc buổi làm việc, ông Honna Hitoshi - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc EREX cảm ơn những ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đồng thời chia sẻ về dự án điện sinh khối Hậu Giang, EREX cam kết đây sẽ là một trong những dự án kiểu mẫu về phát triển điện sinh khối phục vụ cho phát triển của địa phương. Ngoài ra, EREX hiểu rõ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu là vấn đề rất quan trọng nên bên cạnh việc tìm nguồn cung trong nước, EREX cũng đã và đang nghiên cứu và tìm hiểu nguồn cung nguyên liệu từ các nước láng giềng của Việt Nam như Campuchia và Malaysia. Thời gian tới, EREX sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương trong việc khảo sát nguồn nguyên liệu ở Việt Nam, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các trung tâm nghiên cứu về năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

EREX là đơn vị có 30 năm hoạt động trong lĩnh vực điện sinh khối. Hiện nay, EREX đang triển khai một số dự án điện sinh khối tại Việt Nam, cụ thể là EREX đang đề xuất đầu tư xây dựng nhà máy phát điện bằng sinh khối tại Yên Bái, công suất 50 MW và Tuyên Quang, công suất 50 MW. Đồng thời, công ty cũng đang xây dựng nhà máy phát điện bằng nhiên liệu vỏ trấu tại Hậu Giang, công suất 20 MW, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 01/2025 (đã khởi công xây dựng vào ngày 15/12/2022), sử dụng nhiên liệu trấu thu gom ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/dinh-huong-phat-trien-nguon-nhan-luc-ve-nang-luong-tai-tao-tai-viet-nam-95103.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.