Hồ Chí Minh,

Gần 1.200 doanh nghiệp phải cung cấp thông tin phục vụ kiểm kê khí nhà kính trước ngày 31/3/2023

Định Khang  04/01/2023 12:16

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, sắp tới, 1.192 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3/2023.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg về Danh mục, lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo lộ trình thực hiện báo cáo kiểm kê, 1.192 cơ sở thuộc 6 lĩnh vực gồm năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông - lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê KNK năm 2022 vào đầu năm 2023. Công việc này tiếp tục được thực hiện hằng năm.

Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ở cấp cơ sở, doanh nghiệp cần xác định phạm vi các nguồn phát thải và phương pháp kiểm kê khí nhà kính cho các nguồn phát thải, hấp thụ khí nhà kính từ các hoạt động của cơ sở.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng đã tổ chức đợt tập huấn đầu tiên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng về phương pháp kiểm kê, báo cáo.


Riêng đối với kỳ kiểm kê khí nhà kính lần đầu cho năm cơ sở 2022, Bộ quản lý lĩnh vực sẽ ban hành công văn hướng dẫn các cơ sở thuộc phạm vi quản lý thu thập và cung cấp các số liệu trước ngày 31/1/2023.

Về thẩm định, tại Việt Nam hiện nay, Trung tâm Phát triển các-bon thấp thuộc Cục Biến đổi khí hậu là một trong những đơn vị đủ điều kiện thực hiện các hoạt động đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các phương pháp này đảm bảo tính chính xác, minh bạch trên cơ sở quy định của Liên hợp quốc và Việt Nam.

Doanh nghiệp giảm phát thải đều có cơ hội tham gia thị trường các-bon trong nước và thực hiện các dự án trao đổi tín dụng trong nước và quốc tế. Trên thế giới, đến nay đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng các công cụ định định giá các-bon (trong đó có thị trường các-bon) với sự tham gia của hàng chục ngàn tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Nguồn thu năm 2020 lên khoảng 50 tỉ USD và đặc biệt đã quản lý được khoảng 13 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 23% tổng phát thải toàn cầu.

Theo khoản 1, Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính bao gồm cơ sở phát thải hằng năm ≥ 3.000 tấn CO2 tương đương; Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng tiêu thụ năng lượng ≥ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE); Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm ≥ 1,000 TOE; Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm ≥ 1.000 TOE; Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm ≥ 65.000 tấn.

Việt Nam dự kiến sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028 nhằm kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/gan-1200-doanh-nghiep-phai-cung-cap-thong-tin-phuc-vu-kiem-ke-khi-nha-kinh-truoc-ngay-3132023-94582.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.