Hồ Chí Minh,

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số nhanh chóng, hiệu quả

Định Khang  07/07/2023 09:20

Vsign cung cấp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số, in mẫu form C/O theo chuẩn mẫu của Bộ Công Thương và nhiều tiện ích khác nhằm giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm thời gian tra cứu thông tin hoặc thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Tiếp nhận và hướng dẫn qua 30.000 lượt email

Vsign (tại địa chỉ www.vsign.vn) là website do Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) quản lý, vận hành.


Giao diện trang Vsign.vn

Kể từ khi thành lập đến nay, Vsign thường xuyên tiếp nhận, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Bộ Công Thương qua 02 số điện thoại hotline: 024. 22205513024. 62705538 và tiếp nhận theo địa chỉ emai: dangkyca@ecomviet.vn.

Chỉ tính riêng năm 2022, Vsign đã hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc qua điện thoại, email cho 4.000 lượt doanh nghiệp về việc xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại Bộ Công Thương. Trong đó, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp với gần 30.000 lượt email gửi đến địa chỉ dangkyca@ecomviet.vn.

6 tháng đầu năm 2023, hệ thống Vsign đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.900 lượt doanh nghiệp email yêu cầu giải đáp và hỗ trợ liên quan đến việc khai báo C/O, xử lý yêu cầu về C/O mẫu D điện tử…

Với việc hỗ trợ thông qua đường dây nóng, hàng ngày, các tư vấn viên sẽ trực tổng đài, trực tiếp trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp. Theo thống kê, trung bình, mỗi ngày, các tư vấn viên tiếp nhận hàng trăm cuộc điện thoại thông qua tổng đài. Sau khi được hướng dẫn chi tiết, các doanh nghiệp đã giải quyết những vướng mắc và hoàn tất thủ tục cần xử lý.

Khuyến nghị doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các quy định về xuất nhập khẩu

Thời gian qua, Vsign nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ nhưng chủ yếu tập chung vào một số vướng mắc như sau:


(Ảnh minh hoạ)

Các dạng câu hỏi này được Trung tâm Phát triển thương mại điện tử hệ thống lại, biên tập thành những câu trả lời ngắn gọn, có kèm video hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.


Vsign tổng hợp những dạng câu hỏi doanh nghiệp thường gặp phải

Ngoài ra, còn một số câu hỏi thường gặp khác như: Tài khoản và mật khẩu truy cập bị khóa (do quên, nhập sai hoặc thuê đơn vị dịch vụ) khi sử dụng các dịch vụ công của Bộ Công Thương; Ngoài cách in mẫu form C-O (PDF) trên giấy A4 thủ công bằng word, excel… thì còn giải pháp nào khác không; Doanh nghiệp lần đầu đăng ký và sử dụng dịch vụ công của Bộ Công Thương không biết đọc quy định, hướng dẫn sử dụng; Lỗi e-C/O điện tử mẫu D nước nhập khẩu tra cứu nhưng chưa nhận được; Cách sử dụng chữ ký số công cộng trên hệ thống dịch vụ công…

Để hạn chế những vướng mắc gặp phải trong quá trình xử lý, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử đề nghị doanh nghiệp lưu ý: Quản lý và tuân thủ quy định của Bộ Công Thương về việc tự bảo vệ thông tin tài khoản truy cập các dịch vụ công, đặc biệt là khi doanh nghiệp thuê các đơn vị dịch vụ khác nhau; Tham khảo và nghiên cứu kỹ các quy định đã được Bộ Công Thương đăng tải công khai trên các trang thông tin thuộc Bộ quản lý như MOIT hoặc EcoSys; Chủ động liên hệ với bộ phận hỗ trợ thông qua số hotline trên website để được hướng dẫn hoặc giải đáp vướng mắc sớm nhất.


Chính thức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ 21/7

Ngày 06/6/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Theo quy định mới, từ 21/7, mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:

- Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ

-Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.

Người nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là thương nhân có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và theo dõi các văn bản hướng dẫn từ cơ quan quản lý ban hành trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn); Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (https://ecosys.gov.vn/) và website http://vsign.vn/.

Ngoài ra, để đảm bảo việc hỗ trợ doanh nghiệp được thuận tiện doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu tới Vsign.vn để hỗ trợ chuyên sâu hơn trong quá trình gặp vướng mắc về nộp phí C/O này.

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-su-dung-chu-ky-so-nhanh-chong-hieu-qua-96056.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.
Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 10, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội cảnh sát Kinh tế và môi trường – Công an huyện Hoằng Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất giấy Đạt Phát; địa chỉ: SN 18, đường TL 510B, Thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Trọng Hải làm chủ cơ sở.