Hồ Chí Minh,

Giải pháp phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Định Khang  16/03/2023 15:44

Điện gió ngoài khơi là cơ hội kép cho Việt Nam, cùng với việc cung cấp nguồn năng lượng xanh thì còn hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị COP26 nhằm đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Sáng 16/3, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và các gợi ý chính sách”.

Hội thảo nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn đối thoại, trao đổi giữa các cơ quan Bộ, ban, ngành Việt Nam với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cơ chế chính sách liên quan cho Việt Nam trong phát triển điện gió ngoài khơi.


Toàn cảnh Hội thảo “Thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và các gợi ý chính sách"

Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo từ Đan Mạch

Là quốc gia tiên phong và dẫn đầu thế giới về năng lượng gió ngoài khơi, kể từ năm 1991, Đan Mạch đã vận hành trang trại năng lượng gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Đan Mạch cũng đang đi đầu trong việc cắt giảm chi phí sản xuất để biến điện gió ngoài khơi thành một trong những loại năng lượng tái tạo cạnh tranh nhất. Điều này rất quan trọng và là động lực to lớn, tạo đà cho sự phát triển và mở rộng ngành công nghiệp điện gió của Việt Nam.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz cho hay, điện gió ngoài khơi là cơ hội kép tuyệt vời cho Việt Nam. Đây là một cơ hội để cung cấp một nguồn năng lượng xanh và có chi phí hiệu quả cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước; đồng thời, hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị COP26 đối với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài việc Việt Nam chuyển đổi sang ngành năng lượng xanh và bền vững, Đan Mạch mong đợi Chính phủ Việt Nam sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng và nhất quán, điều cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi”, Đại sứ Nicolai Prytz kỳ vọng.

Một trong những khuyến nghị chính trong Báo cáo "Lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam" của Cục Năng lượng Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới là Chính phủ Việt Nam nên cho phép triển khai một vài dự án thí điểm trên quy mô lớn theo giai đoạn để kích hoạt ngành công nghiệp này.

Hiện tại là thời điểm chín muồi để có các hành động mạnh mẽ nếu muốn đạt được mục tiêu phát triển 7 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 như đề ra trong dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Ông Henrik Scheinemann - đồng Giám đốc Điều hành của tập đoàn Copenhagen Offshore Partners (COP) chia sẻ, điều quan trọng là Việt Nam nên tập trung vào việc khởi động ngành năng lượng tái tạo, một ngành công nghiệp đã được chứng minh là có hiệu quả cao, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường đã phát triển và có thành tích tốt để chọn cho mình một mô hình điện gió ngoài khơi phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của đất nước.

Có thể thấy rõ, Việt Nam có khả năng và sẽ thành lập ngành công nghiệp này. Giờ là lúc thúc đẩy và cho phép thực hiện các dự án thí điểm và ban hành khung pháp lý rõ ràng cũng như tạo điều kiện để các nhà đầu tư và phát triển dự án chia sẻ bài học nhằm xây dựng chuỗi cung ứng địa phương và giải quyết cơn khát năng lượng xanh ngày càng tăng của Việt Nam.

Lĩnh vực đột phá trong chuyển dịch năng lượng

TS Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, ngày 17/11/2022 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định cần có lộ trình phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện trình độ phát triển của đất nước trên cơ sở đánh giá tổng thể về lợi ích và chi phí của nền kinh tế.

Đồng thời xác định, công nghiệp năng lượng là 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng cần được ưu tiên phát triển nhất là phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Như vậy phát triển điện gió ngoài khơi được Việt Nam xác định là lĩnh vực phát triển đột phá trong chuyển dịch năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.


TS Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội thảo

Cũng theo TS Nguyễn Đức Hiển, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi như: có đường bờ biển dài, nguồn gió dồi dào và vùng đáy biển tương đối nông phù hợp cho việc dựng hệ thống móng cố định. Việt Nam cũng có chuỗi cung ứng được thiết lập tốt, có thể sử dụng gần như ngay lập tức hoặc chuyển đổi nhanh chóng để hỗ trợ thực hiện nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng hoặc thiết lập hệ thống hạ tầng cần thiết khi phát triển và xây dựng một trang trại gió ngoài khơi. Với khả năng cung 2 cấp một lượng điện sạch khổng lồ với mức giá hấp dẫn, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới và thu hút đầu tư, điện gió ngoài khơi sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu năng lượng tương lai của Việt Nam.

Từ thực tế phát triển điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam, đại diện Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia đã có kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi như Đan Mạch rất có giá trị đối với Việt Nam.

"Việc tổ chức Hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch năng lượng theo yêu cầu của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị", Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định.

Chương trình Hội thảo bao gồm 05 báo cáo chính từ các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học quốc tế có kinh nghiệm. Các báo cáo chính đã tập trung phân tích, trình bày tổng quan quá trình phát triển điện gió ngoài khơi toàn cầu và những điều kiện cần để khởi động các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của Việt Nam cũng như kinh nghiệm phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại một số nước, như: Đan Mạch, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan..., các cơ chế thi điểm, cơ chế đặc biệt cho các dự án phát triển điện gió ngoài khơi và gợi ý chính sách cho Việt Nam, khai thác nguồn tài nguyên điện gió ngoài khơi để bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải.

Bên cạnh các báo cáo chính, Hội thảo còn có phiên trao đổi, thảo luận để đại diện các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và các đại biểu trao đổi kinh nghiệm liên quan đến những thách thức và cơ hội lớn cho phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam như: Cơ chế cấp phép cho hoạt động khảo sát điện gió ngoài khơi hiện nay và trong thời gian tới, cơ chế lựa chọn các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi…

Theo Tạp chí Quản lý thị trường

Link gốc: https://qltt.vn/giai-phap-phat-trien-nganh-dien-gio-ngoai-khoi-tai-viet-nam-95042.html

Tin cùng chuyên mục   
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các giải pháp chống hàng giả toàn diện ứng dụng chuyển đổi số của Vina CHG, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ lần thứ 5 năm 2023 vừa mới được tổ chức tại Long An nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2023.
Tem chống hàng giả hay tem chống giả là giải pháp được phát triển để ngăn ngừa nguy cơ bị sao chép, làm giả cho các sản phẩm chính hãng, giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tem chống hàng giả được cấu thành từ 2 yếu tố chính là công nghệ chống hàng giả và tính pháp lý của con tem.
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.